Có thể nói 15 phút trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn là thời điểm hết sức quan trọng khi sắp bước vào kì “sát hạch” cho công việc mơ ước. Đây là thời điểm hoàn hảo để tập trung năng lượng cho những gì sắp tới và thiết lập cách bạn muốn được ghi nhớ bởi nhà tuyển dụng.
Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để tận dụng tối đa 15 phút then chốt đó, hãy cùng tham khảo nhé!
Đến sớm nhưng không vội vào trong
Thông thường khi đi phỏng vấn chúng ta hay sợ tắc đường, hư hỏng xe cộ hay gặp rủi ro khác… nên đến công ty khá sớm. Tuy vậy bạn cũng không nên đi thẳng vào nơi phỏng vấn ngay bởi vì điều này có thể được xem là sự áp đặt, giống như bạn đang muốn nhà tuyển dụng phải tập trung vào sự hiện diện của bạn. Tốt hơn hết, bạn hãy đợi ở một quán cà phê gần đó và vào trước giờ phỏng vấn khoảng 5-7phút là vừa tầm.
Giữ bình tĩnh
Tất cả chúng ta đều có phản ứng khác nhau với căng thẳng nhưng có một điều chắc chắn là căng thẳng sẽ không giúp bạn thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp của mình. Vì vậy, hãy giữ cho tâm trí thoải mái và bình tĩnh trong 15 phút trước phỏng vấn, điều này sẽ giúp bạn tiếp tục tập trung trong buổi phỏng vấn – lắng nghe nhà tuyển dụng tốt hơn cho phép bạn trả lời các câu hỏi của họ rõ ràng hơn. Bạn sẽ biết được những gì quan trọng đối với họ và điều chỉnh việc thể hiện bản thân phù hợp với những yêu cầu này.
Ngừng “ôn bài”
Đây không phải là lúc để bạn cố gắng luyện tập câu trả lời nữa, bởi vì điều này sẽ dễ khiến những cuộc đối thoại giữa bạn và nhà tuyển dụng trở nên mất tự nhiên, rập khuôn giống như một cái máy và thiếu sự chân thành. Hãy ngừng tập luyện và chấp nhận thực tế: sau tất cả thì phỏng vấn chỉ là một cuộc trò chuyện. Bạn cần tin tưởng vào khả năng của bản thân, vào những gì mình đã biết và hồi đáp một cách tự nhiên nhất.
Có thái độ thân thiện, cởi mở
Khi đến sảnh đợi, hãy tỏ thái độ thân thiện với nhân viên lễ tân, bảo vệ hoặc bất cứ ai khác chào hỏi bạn. Rất có thể một trong những người này sẽ phản hồi lại cho nhà tuyển dụng về hành vi của bạn trước buổi phỏng vấn. Bên cạnh đó, có thái độ cởi mở là cách để giảm bớt căng thẳng - một cuộc trò chuyện ngắn với nhân viên tiếp tân có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và gặp gỡ nhà tuyển dụng với một nụ cười tươi trên môi.
Hãy suy nghĩ về cách bạn muốn được ghi nhớ
Đây là một thời điểm tuyệt vời để quyết định một hoặc hai điều bạn muốn được ghi nhớ khi rời khỏi cuộc phỏng vấn, có thể là kỹ năng giao tiếp khéo léo hoặc thành thạo ba thứ tiếng hay bất kỳ điều tích cực khác khiến bạn nổi bật so với đám đông. Tuy nhiên, để thuyết phục nhà tuyển dụng bạn không chỉ nói suông là mà nên tập trung vào các chi tiết chứng tỏ mình là một người đáng mến hay là người có khả năng ghi nhớ cực tốt.
Không kiểm tra email, mạng xã hội
Ngay cả khi kiểm tra email hoặc “lướt” mạng xã hội có vẻ là cách tốt nhất để giết thời gian nhưng có khả năng bạn sẽ đọc được điều gì đó khiến tâm trạng lo lắng và bồn chồn. Và đây rõ ràng là một trong những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra trong một cuộc phỏng vấn việc làm, nơi các nhà tuyển dụng mong đợi bạn tập trung và hợp tác. Vì vậy, hãy ưu tiên cho buổi phỏng vấn và tránh cập nhật các tin tức mới cho đến khi buổi phỏng vấn kết thúc.
Chỉnh đốn trang phục
15 phút trước phỏng vấn cũng là khoảng thời gian bạn nên vào nhà vệ sinh để kiểm tra lại ngoại hình của mình như đầu tóc, quần áo… xem thử đã lịch sự và “ổn” hay chưa. Ngoài ra cần rửa tay, mặt mũi sạch sẽ bởi khi lái xe ngoài đường bụi bẩn rất nhiều, tránh để nhà tuyển dụng đánh giá bạn là một người “lôi thôi”.
Yến Nhi
Phỏng vấn việc làm - Cẩm nang khác
- 5 câu hỏi phỏng vấn Nhân viên chăm sóc khách hàng thường gặp nhất
- Lời khuyên về cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn chuyên nghiệp
- 9 điều nên nhớ nằm lòng khi lần đầu đi phỏng vấn xin việc
- Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc: những điều không nên tiết lộ
- Viết thư từ chối phỏng vấn thế nào để không mất lòng nhà tuyển dụng?
- Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc mà bạn nên biết
- 4 cách thuyết phục công ty nên chọn bạn khi phỏng vấn
- Bí quyết giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn xin việc
- 7 cách thể hiện trí tuệ cảm xúc trong buổi phỏng vấn
- 6 lí do bạn nên đặt câu hỏi trong mọi cuộc phỏng vấn
- 7 việc làm của ứng viên khiến nhà tuyển dụng khó chịu
- 5 cách trả lời cho câu hỏi “Vì sao bạn nghỉ việc?”
- 7 điều nhỏ có thể tạo ra tác động lớn cho buổi phỏng vấn
- 9 bí quyết giúp bạn nổi bật khi phỏng vấn theo nhóm
- 5 lí do bạn không nhận được phản hồi sau phỏng vấn
- 5 cách vượt qua vòng phỏng vấn khi thiếu kinh nghiệm làm việc
- Gợi ý cách trả lời về điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn
- Nói thế nào về thời gian thất nghiệp khi phỏng vấn?
- 5 lí do khiến bạn nằm trong “danh sách đen” của nhà tuyển dụng
- Trả lời câu hỏi: Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?
- 11 bí quyết để có một buổi phỏng vấn xin việc thành công (phần 01)
- Làm thế nào để có mức lương xứng đáng khi phỏng vấn việc làm?
- 7 câu hỏi hay nhất để hỏi nhà tuyển dụng tại một cuộc phỏng vấn
- 4 sai lầm phổ biến khi phỏng vấn xin việc
- Để trả lời câu hỏi “Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn”
- [Infographic] Bạn đã biết cách thể hiện bản thân khi phỏng vấn việc làm chưa?
- Trả lời các câu hỏi "Tại sao bạn muốn thay đổi công việc?”
- Làm sao để trả lời câu hỏi: "Bạn có muốn hỏi câu hỏi gì không?"
- 7 mẹo phỏng vấn giúp bạn nhận được công việc
- Làm thế nào để tương tác hiệu quả hơn với nhà tuyển dụng việc làm?
- Làm thế nào để chuẩn bị cho loại phỏng vấn không mong đợi: Phỏng vấn tốc độ
- 10 câu hỏi phỏng vấn điển hình cho công việc từ xa
- Những câu hỏi và câu trả lời khó nhất trong phỏng vấn xin việc
- 15 câu hỏi xoáy trong phỏng vấn việc làm và cách để vượt qua chúng
- 10 lời khuyên cho ứng viên khi chuẩn bị một bài kiểm tra tâm lý
- Làm thế nào để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn công việc lần hai?
- 10 câu hỏi không nên hỏi trong một buổi phỏng vấn
- 6 sai lầm khiến bạn "mất điểm" khi phỏng vấn xin việc
- Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”
- 5 cách thể hiện bản thân tốt khi đi phỏng vấn