QMR là gì? Công việc và yếu tố cần để trở thành QMR

Để giúp các doanh nghiệp quản lý và theo dõi chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả thì vai trò của QMR (Quality Management Review) vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về QMR là gì, công việc và vai trò của nó như thế nào nhé.

QMR là gì?

“QMR là thuật ngữ dùng để chỉ chức danh giám đốc hay người đại diện quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. QMR ra đời cùng với ISO 9001 (tiêu chuẩn chất lượng quốc tế).”

Những người làm QMR có trách nhiệm thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

Vậy QMR có giống với QA và QC?

Có không ít người vẫn nghĩ rằng vị trí của QMR, QA và QC là một. Nhưng thực tế, đây là 3 vị trí công việc khác nhau. Cụ thể, QC là người phụ trách kiểm tra sản phẩm hoàn thành, QA là người kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng quy trình sản xuất còn QMR là người lên kế hoạch, thực hiện, duy trì và kiểm soát hệ thống tiêu chuẩn.

QMR có vai trò gì trong doanh nghiệp?

Khi doanh nghiệp đã đạt được chứng chỉ ISO 9001 thì việc duy trì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đặt được hiệu quả và tiêu chuẩn ISO 9001 phụ thuộc lớn vào QMR. Vậy vai trò thực tế của QMR là gì? Cụ thể là: 

Duy trì và vận hành QMS hiệu quả

Là người đại diện của kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, QMR có vai trò kiểm tra, lập kế hoạch, duy trì và vận hành hệ thống quản lý chất lượng QMS (Quality management system).

Ngoài ra, QMR còn tham gia vào quá trình lập kế hoạch và kiểm toán nội bộ doanh nghiệp. Tiến hành thảo luận với chủ doanh nghiệp để chắc chắn được duy trì một cách ổn định và hiệu quả nhất.

Thúc đẩy yêu cầu khách hàng 

Tiêu chuẩn lớn nhất trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đó là sự hài lòng của khách hàng, nên QMR cần đảm bảo rằng mọi người nhận thức được các các yêu cầu của họ. Để làm được điều này, QMR phải đưa ra những kế hoạch, cải tiến để nâng cao sự thấu hiểu để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Kết nối các mối quan hệ ở bên ngoài

Một vai trò cũng khá quan trọng của các QMR đó là kết nối các mối quan hệ bên ngoài mà ở đó QMR trở thành cầu nối giữa khách hàng, đối tác và doanh nghiệp đối tác khi có nhu cầu khiếu nại về vấn để chất lượng sản phẩm. 

Thực tế thì hiện nay nhiều doanh nghiệp có bộ phận chuyên giải quyết những khiếu nại về các vấn đề liên quan đến khách hàng. Phần lớn các khiếu nại đó là về chất lượng sản phẩm. Bởi QMR là người chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng nên khi có những thắc mắc thì QMR cũng sẽ đứng ra xử lý.

Điều phối nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng

QMR là người hiểu thế mạnh của nguồn nhân lực của doanh nghiệp ở đâu để hỗ trợ, sắp xếp công việc phù hợp nhất với họ. Là người điều phối nhân lực nên QMR cần phải đưa ra những tiêu chuẩn và lựa chọn nhân lực phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu chất lượng đã đề ra. 

Thúc đẩy sự đổi mới, giảm thiểu những rủi ro

Việc liên tục kiểm tra, phân tích sẽ giúp QMR nắm được thực tế, từ đó đưa ra những giải pháp đổi mới bằng cách tạo ra môi trường linh hoạt và thích ứng với sự thay đổi đó. 

Bằng cách liên tục đánh giá và giám sát hiệu suất và chất lượng, QMR giúp doanh nghiệp phát hiện và giảm thiểu các rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và sự uy tín với khách hàng.

Công việc và quy trình làm việc của QMR 

Nội dung trên đây đã giới thiệu chi tiết khái niệm QMR là gì và vai trò của nó với doanh nghiệp. Tiếp theo, mời các bạn cùng theo dõi tiếp công việc và quy trình thực hiện công việc của QMR.

Công việc chính của các QMR

Trước hết, về công việc của người làm vị trí QMR là đảm bảo việc thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo chứng nhận ISO 9001. Bên cạnh đó, QMR còn phải thực hiện các nhiệm vụ bổ sung để giúp đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tùy vào mỗi doanh nghiệp thì công việc của QMR sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ bao gồm những nhiệm vụ sau: 

– Phối hợp với nhân viên để đưa ra những kế hoạch, chính sách và chỉ tiêu chất lượng cụ thể được lãnh đạo doanh nghiệp đặt ra. 

– Kiểm soát chặt chẽ đầu vào sản xuất bao gồm nguồn cung vật liệu, thiết bị và lao động nhằm đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001.

– Liên tục kiểm tra, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nhằm cải tiến hệ thống, cải tiến về chất lượng sản phẩm. 

– Phối hợp, hỗ trợ và đào tạo lao động nắm rõ yêu cầu và quy trình quản lý chất lượng ISO +001.

– Đẩy mạnh việc truyền thông về các nguyên tắc chất lượng để người lao động nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về chất lượng, tránh xảy ra những các sai sót trong quá trình kiểm nghiệm.

Quy trình thực hiện công việc của QMR 

Thường thì quy trình thực hiện công việc của QMR sẽ bao gồm các bước:

– Xác định mục tiêu: Việc đầu tiên của QMR đó là xác định mục tiêu và tiêu chuẩn chất lượng mà doanh nghiệp mong muốn đạt được.

– Thu thập các dữ liệu liên quan: Để đưa ra quy chuẩn về chất lượng thì QMR cần thu thập các dữ liệu về hiệu suất và chất lượng sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau như nghiên cứu thị trường, kiểm tra nội bộ, đánh giá của khách hàng…

– Phân tích và đánh giá dữ liệu: Dựa vào số liệu đã được thu thập QMR sẽ tiến hành phân tích để đánh giá hiệu suất và chất lượng của hiện tại so với mục tiêu và tiêu chuẩn đã đặt ra.

– Đưa ra biện pháp cải thiện: Căn cứ vào kết quả phân tích dữ liệu, QMR sẽ đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng và hiệu suất.

– Đánh giá hiệu quả: Sau khi đưa ra các biện pháp cải thiện và điều chỉnh lại quy trình theo cách phù hợp thì QMR sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả.

Cần học gì để làm QMR? 

Muốn trở thành nhân viên quản lý chất lượng hay giám đốc phòng quản lý chất lượng với mức lương hấp dẫn là điều mà bất cứ sinh viên nào cũng mong muốn. 

Để đặt được nguyện vọng đó, các bạn cần có kiến thức nền tảng nghề nghiệp vững vàng, có bằng cấp, chứng chỉ liên quan tới ngành nghề này. Cũng giống như vị trí QA, QC, để ứng tuyển QMR bạn cần tốt nghiệp các trường Đại học kinh tế, quản trị kinh doanh, khoa học tự nhiên… 

Đặc biệt, bạn cần học thêm các khóa học về ISO và Quản lý chất lượng. Hiện nay, tại Hà Nội và TP.HCM có rất nhiều các trường/học viện có mở các khóa học ISO ngắn hạn. Ví dụ: 

– Khóa đào tạo nhận thức & đánh giá nội bộ ISO 9001:2015 của tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR). 

– Khóa đào tạo quản lý chất lượng của Viện nghiên cứu quản trị kinh doanh (UCI). 

Ngoài ra bạn cần có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích đánh giá, làm việc nhóm, chịu được áp lực cao. Nếu thành thạo ngoại ngữ và có kinh nghiệm là lợi thế so với các đối thủ khác.

Mức lương và địa chỉ tìm việc làm QMR uy tín

Hiện tại, mức lương nhân viên quản lý chất lượng QMR tại các doanh nghiệp dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng. Nhưng mức lương có thể cao hơn tùy theo quy mô của doanh nghiệp, vị trí và kinh nghiệm làm việc.

Nhu cầu việc làm QMR ngày càng phát triển nên nhu cầu lao động ngành này càng gia tăng. Bạn có thể nộp hồ sơ tuyển dụng trực tiếp tại các công ty, doanh nghiệp tập đoàn ngành may mặc, cơ khí, giày da…

Một phương thức tìm kiếm việc làm nhanh, tiện lợi đó chính là tìm việc qua các website chuyên về việc làm. Nếu đang có nhu cầu ứng tuyển vị trí QMR, bạn có thể truy cập vào Careerlink.vn để tìm kiếm các cơ hội phù hợp.

Với những chia sẻ trên đây, hi vọng các bạn sẽ tìm được cho mình câu trả lời về QMR là gì và những thông tin liên quan đến công việc này. Chúc bạn sớm tìm được vị trí phù hợp và thành công trên con đường sự nghiệp đã chọn.

Thúy Vui

Sao chép thành công