Freelance Working được hiểu theo tiếng Việt có nghĩa là công việc tự do - đây là một hình thức đã, đang và sẽ rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Sự phát triển này là tất yếu khi bạn đang hoà mình trong “một thế giới phẳng” - nơi những con người làm việc và giao tiếp với máy tính đôi khi nhiều hơn cả con người. Thực tế, công việc Freelance cung cấp rất nhiều sự tự do và tính linh hoạt cho bạn, đây là điều mà một công việc bàn giấy hoàn toàn “giương cờ trắng”. Bạn chủ động trong nhiều thứ: lựa chọn loại công việc bạn làm, người bạn cộng tác, thời gian bạn làm việc, và khối lượng công việc. Dường như bạn không hề xoay quanh công việc, mà công việc bắt buộc phải xoay quanh bạn. Và chắc chắn, sự tự do là yếu tố đáng cân nhắc hàng đầu khi bạn chọn trở thành một freelancer.
Tất nhiên, bạn không cần phải quan tâm đến những thứ gọi là: văn hoá “quyết thắng và đoàn kết” công ty, thời khóa biểu làm việc dày đặc như kiểu “phim Hàn dài tập”, và cả sự “thiếu lửa” trong công việc sau khoảng thời gian dài. Nếu bạn vẫn chưa thể hình dung hết những điều tuyệt vời của việc trở thành một người làm việc tự do, thì bài viết sẽ chỉ ra cho bạn 7 lợi ích đáng ngạc nhiên và thú vị về một freelancer kiểu mẫu.
1. Bạn là người chủ động nói “Yes” hoặc “No”
Một trong những điều tuyệt vời nhất của việc trở thành một freelancer là bạn hoàn toàn tự chủ trong việc nói “đủ là đủ”. Nếu bạn có quá nhiều khách hàng và không thể giải quyết vấn đề cùng một lúc, bạn cứ thản nhiên bỏ qua một vài lựa chọn. Theo nghiên cứu từ Đại học Bang Kansas đã chỉ ra rằng những nhân viên làm việc trên 50 giờ mỗi tuần sẽ bị suy giảm về sức khoẻ tinh thần và thể chất. Một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu châu Âu cho thấy rằng làm việc 10 tiếng hoặc nhiều hơn mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, bao gồm cả chứng đau tim ở tỉ lệ cao đến khoảng 60%.
2. Bệnh tật sẽ ít có dịp “viếng thăm” bạn hơn
Văn phòng của các freelancer thường chính là “ngôi nhà thân yêu” của họ. Và với châm ngôn “gia đình là số một” của đại đa số chúng ta thì bạn sẽ ít bị bệnh vì các áp lực văn phòng như sự cạnh tranh gay gắt giữa các đồng nghiệp, không gian làm việc chật hẹp, tù túng và cả sức ép trực tiếp từ khách hàng. Thế giới đang có xu hướng mở, và những người trẻ luôn yêu thích sự tự do, hạn chế gò bó.
Theo một nghiên cứu của Đan Mạch thì một freelancer sẽ ít bị mắc những căn bệnh văn phòng hơn so với một nhân viên làm giờ hành chính. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng ngày càng có nhiều người làm việc văn phòng gặp các vấn đề về sức khỏe và bệnh tật. Con số 62% tỉ lệ mắc các bệnh “văn phòng” phổ biến dành cho “dân sơmi trắng và để sơ-vin” sẽ không chạm đến bạn nếu bạn chọn hình thức làm việc tại nhà. Và điều tuyệt vời hơn cả là bạn luôn có nhiều thời gian gần gũi với gia đình của mình.
3. Nghỉ bất cứ khi nào và ngủ ở bất cứ đâu
Việc ngủ đủ giấc luôn là điều cần thiết khi nó đem lại lợi ích to lớn cho sức khoẻ tổng thể của bạn. Theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy việc nghỉ ngơi nhỏ chỉ từ 15 đến 20 phút, điều này giúp duy trì nồng độ lưu thông máu và giữ mức năng lượng luôn ở trạng thái cao suốt cả ngày.
Thực tế, một số công ty và trường đại học đã cung cấp các nơi nghỉ trưa tiện lợi cho nhân viên và sinh viên của họ. Nhưng hầu hết mọi người ít khi cảm thấy hài lòng hoặc luôn bị ám ảnh bởi công việc. Và bạn sẽ rất cần việc nghỉ 10 phút/ 2 lần/ 1 ngày và một giờ ăn trưa hoàn toàn thoải mái để tiếp tục “cuộc viễn chinh dài hơi” với công việc. Và nếu bạn là một freelancer kiểu mẫu thì chúc mừng bạn: Bạn có thể nghỉ ngơi bất cứ khi nào bạn cần.
4. Bạn kiểm soát hoàn toàn các mối quan hệ công việc
Khi bạn là một freelancer kiểu mẫu, bạn hoàn toàn tự do trong việc quyết định sự liên lạc với khách hàng và đồng nghiệp trong ngày với mức độ và kiểu tương tác như thế nào. Rất nhiều freelancer tự do có “nguyên tắc” không kiểm tra email nhiều hơn 2 hoặc 3 lần một ngày để giữ đúng tiến độ công việc. Theo một nghiên cứu từ Đại học British Columbia đã cho biết rằng, khi bạn càng kiểm tra email ít hơn, thì bạn càng giảm mức độ căng thẳng cho công việc.
Trong môi trường văn phòng, email là hình thức truyền thông chủ yếu. Việc bạn bỏ qua tần suất ”check mail” thì cũng giống như việc bạn “phớt lờ” ông chủ của bạn, và điều này sẽ dễ khiến bạn bị sa thải”. Nhưng với một freelancer kiểu mẫu thì bạn chỉ cần kiểm tra email theo ý muốn của bạn.
5. Bạn sẽ có thời gian hơn cho những bài tập thể dục khó nhằn
Thể thao luôn cần thiết cho mọi người. Nhưng sau một ngày làm việc dài, bạn sẽ rất lười khi tham gia các hoạt động thể thao như: chạy bộ, đá bóng, cầu lông hay đến phòng gym.
Khi là một freelancer kiểu mẫu, thì bạn tự do tập thể dục bất cứ khi nào bạn cảm thấy cần thiết, thậm chí vào giữa trưa. Nếu bạn siêng năng tập thể dục vào buổi chiều thì nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích: phổi hoạt động tốt hơn, cơ bắp luôn săn chắc, mạnh mẽ và tỉ lệ thương tật của cơ thể ở mức thấp nhất.
6. Bạn là “Sếp của chính bản thân”
Nếu bạn là một freelancer kiểu mẫu, thì bạn sẽ không cần phải đối diện với một ông sếp khó ưa nào cả. Các freelancer chỉ cần đối diện với chính bản thân họ, hay đúng hơn là “sự lười nhác” của bản thân. Bạn hoàn toàn có thể tránh tất cả những sự căng thẳng hoặc một số tác động tiêu cực bởi công việc như: trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, huyết áp cao và thậm chí là sự mất kiểm soát trọng lượng. Việc bạn luôn căng thẳng từ một ông chủ xấu cũng có thể dẫn đến nguy cơ bệnh tim cao hơn.
7. Bạn tránh được những phiền phức từ bên ngoài
Hầu hết các freelancer không bao giờ phải rời khỏi nhà để làm việc, quãng đường di chuyển các freelancer thường khá ngắn và quanh quẩn một số nơi quen thuộc như: phòng vệ sinh, nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ và bàn làm việc, hoặc quán café nào đó.
Một nghiên cứu cho thấy việc bạn thường xuyên di chuyển đến chỗ làm việc bằng ô tô ở cự li khoảng 10 dặm có thể dẫn đến việc tăng lượng đường và cholesterol trong máu. Nghiên cứu khác lại cho thấy những người đi làm bằng xe buýt trong 30 phút có mức độ hài lòng về cuộc sống thấp nhất trong cuộc đời. Lựa chọn làm freelancer có nghĩa là bạn có thể làm việc ở nhà và hưởng thụ “những điều tuyệt vời từ cuộc sống tự do”.
Trung Thành (dịch)
Góc kỹ năng - Cẩm nang khác
- Thiết kế cơ sở tiếng Anh là gì và các thuật ngữ cần biết?
- AIFTA là gì, các lĩnh vực hợp tác và kết quả đạt được?
- 4 thử thách khi phân tích dữ liệu Marketing và cách xử lý
- 7 ngôn ngữ hình thể không thể thiếu khi chăm sóc khách hàng
- 8 kỹ năng trả lời câu hỏi hiệu quả và thuyết phục
- 8 kỹ năng đàm phán thương lượng cần thiết trong kinh doanh
- Ngành chăm sóc sức khỏe đòi hỏi các kỹ năng mềm nào?
- Các câu hỏi phỏng vấn về thái độ bạn dễ gặp nhất
- Sử dụng thời gian hợp lý khi làm việc tại nhà
- 7 cách tối ưu hóa hiệu quả cho người lần đầu làm việc từ xa
- 8 bí quyết tự tạo động lực khi làm việc tại nhà
- 6 câu hỏi phỏng vấn xin việc bạn có thể gặp trong mùa Covid
- 7 mẹo làm việc tại nhà online dành cho nhân viên kinh doanh
- Giao tiếp qua email, thế nào là chuyên nghiệp?
- Thiếu tập trung khi làm việc tại nhà, nên làm gì?
- Nâng cao trách nhiệm của bản thân khi làm việc tại nhà
- 9 thói quen của người có kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả
- Tạo không khí hài hước vui nhộn cho bài thuyết trình đúng cách
- Kỹ năng thuyết phục khách hàng bằng các từ khóa đắt giá
- Lí do kiên trì nhẫn nại quan trọng với nhân viên kinh doanh
- Tip phỏng vấn: 8 “không” để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng
- “Điểm danh” các kỹ năng thiết yếu cho công việc lễ tân
- Thế nào là lắng nghe khách hàng hiệu quả?
- “Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?” và cách trả lời chuẩn
- 5 kiểu khách hàng khó tính và lời khuyên khi ứng xử
- Tìm hiểu về cách trả lời câu hỏi “Sở thích của bạn là gì?”
- Nghỉ phép tiếng Anh là gì? Cách xin nghỉ phép chuẩn
- Sales Representative là gì? Tìm hiểu cụ thể về công việc Sales Representative
- Nghề nghiệp là gì? Vai trò của định hướng nghề nghiệp
- Cống hiến là gì? 4 dấu hiệu của nhân viên có tinh thần cống hiến
- Tự học là gì? Các phương pháp tự học hiệu quả
- Trình bày kỹ năng nghề nghiệp khi tìm việc thế nào cho thú vị?
- LinkedIn là gì? Mẹo tạo hồ sơ ghi điểm nhà tuyển dụng
- Ngoại thương là gì? Học Ngoại thương ra trường làm gì?
- Trách nhiệm là gì? Làm gì để trở thành người có trách nhiệm?
- 8 mục tiêu phát triển nghề nghiệp trong năm 2021
- Công văn tiếng Anh là gì? Các yêu cầu trong soạn thảo công văn tiếng Anh
- Credential là gì? Cách thể hiện chuyên nghiệp trong CV
- Để làm tốt công việc hành chính nhân sự, bạn cần kỹ năng nào?
- Support là gì? Tìm hiểu về công việc support và các vấn đề liên quan
- Gợi ý hay để trả lời câu hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì?”
- All rights reserved là gì? Hiểu đúng để bảo vệ bản quyền sáng tạo của bạn
- Trình độ chuyên môn là gì? Cách trình bày trên CV hiệu quả
- Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực
- Nhất quán là gì? Vì sao nhất quán là yếu tố giúp bạn thành công?
- Làm ca xoay là gì? Điều cơ bản bạn cần biết về ca xoay và ca gãy
- Kỹ năng tư duy logic: tầm quan trọng và 4 cách để rèn luyện
- HTKK là gì? Hướng dẫn cách tải và sử dụng phần mềm HTKK
- Người lãnh đạo là gì? 10 yếu tố hình thành nên người lãnh đạo tuyệt vời
- Sở trường là gì? Cách trả lời ghi điểm khi được hỏi về sở trường
- Lạc quan là gì? 5 cách để trở nên lạc quan hơn trong công việc
- Sắp xếp công việc hiệu quả: đặc điểm và cách thể hiện khi tìm việc
- Tư duy phản biện là gì và dấu hiệu của người có tư duy phản biện?
- Tỉ mỉ, cẩn thận: tầm quan trọng và cách cải thiện hiệu quả
- Best regards là gì? Cách sử dụng Best regards và các lời chào kết thúc email khác
- “Mẹo” nêu ưu nhược điểm của bản thân thuyết phục nhà tuyển dụng
- Kỹ năng soạn thảo văn bản – những điều cần biết để trở nên chuyên nghiệp
- Bố cục các mẫu báo cáo công việc chuẩn cho từng ngành nghề
- Cách phát triển bản thân hiệu quả để có một năm mới thành công
- Dự đoán công danh sự nghiệp của 12 chòm sao trong năm 2020
- Vì sao bạn nên cải thiện kỹ năng quản lý thời gian?
- 9 lỗi khiến email công việc của bạn kém hiệu quả
- 6 điều cần tránh nếu muốn nổi bật trong công việc mới
- 5 lí do bạn không phát huy hết tiềm năng trong công việc
- 6 kỹ năng viết email công việc ai cũng cần biết
- Kỹ năng giao tiếp với khách hàng: 7 cách để cải thiện
- Nghệ thuật thuyết phục không làm người nghe khó chịu
- 5 lỗi phổ biến khi tạo danh sách các việc cần làm
- 6 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp nhân viên sale nhất định phải biết
- Vì sao bạn nên “rèn” kỹ năng nói trước đám đông ngay hôm nay?
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: bạn có phải là người thành thạo?
- 5 lợi ích khi ước lượng thời gian cho việc cần làm
- Người có kỹ năng thuyết phục vượt trội sở hữu đặc điểm nào ?
- Trễ giờ: lí do bạn không nên mắc phải và cách xử lý
- 7 cách du lịch giúp cải thiện sự nghiệp của bạn
- 6 kiểu người nên cân nhắc khi chọn làm “người tham khảo”
- 7 lỗi phỏng vấn khiến bạn đánh rơi công việc mơ ước
- 5 bí quyết vượt qua nỗi lo khi bắt đầu công việc mới
- 6 hành động đẹp cần có trong ngày làm việc cuối cùng
- 5 nỗi sợ trong công việc bất cứ ai cũng cần vượt qua
- 6 bước trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp
- Mẹo giữ năng suất trong những ngày đầu làm việc sau kỳ nghỉ
- Nhóm máu nói lên điều gì về tính cách và nghề nghiệp của bạn?
- 8 điều tối kị trong giai đoạn thử việc
- Bí quyết lựa chọn khi nhận được hai công việc cùng lúc
- 6 ngôn ngữ cơ thể nên có trong mọi buổi phỏng vấn
- 5 điều cần nghĩ đến trước khi “đòi” tăng lương
- Administrative staff là gì và con đường phát triển sự nghiệp
- 7 Cách Để Thoát Khỏi “Khủng Hoảng” Tuổi Trung Niên
- 6 Cách Tạo Dựng Tác Phong Chuyên Nghiệp Trong Công Việc
- [Lời Khuyên] 6 Giai Đoạn Phát Triển Sự Nghiệp Của Bản Thân
- Làm sao để bớt căng thẳng trong công việc và cuộc sống?
- Thuyên chuyển công tác người lao động – những kiến thức cần biết
- Những bí quyết giúp bạn chinh phục "party công sở"
- Vượt qua đồng nghiệp trong môi trường công việc cạnh tranh khốc liệt
- Những cú sốc dành cho lính mới công sở
- 6 lời khuyên khi bạn bắt đầu đào tạo nhân viên mới
- 4 tố chất tỷ phú Warren Buffett trông đợi ở một người lãnh đạo
- 7 cách đơn giản biến những ngày nghỉ thành cơ hội phát triển sự nghiệp
- Tạo dấu ấn với nhà tuyển dụng bằng thư cảm ơn
- 5 đặc điểm của một ứng viên ấn tượng
- [Infographic] Bạn đã sẵn sàng tìm kiếm và giữ chân nhân viên xuất sắc
- Thói quen của những người thành công sau giờ làm việc
- Luyện kỹ năng thuyết trình một cách dễ dàng nhất
- Làm thế nào để phát triển kỹ năng lãnh đạo (Phần 1)
- Hướng dẫn cách lập thời gian biểu cá nhân hiệu quả
- 10 điều cần thiết để phát triển kỹ năng đàm phán
- Hướng dẫn cách lập kế hoạch cho bản thân trong 5 năm tới
- 3 trường hợp “thương hiệu cá nhân” gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp
- Tư duy tích cực – chìa khoá của thành công
- 5 cách để rèn luyện kỹ năng ra quyết định
- 4 kĩ năng làm việc thiết yếu bạn không được dạy trong trường đại học
- Làm thế nào để thành công trong tuần đầu tiên của công việc mới?
- Rèn luyện kỹ năng học và tự học hiệu quả
- Làm việc nhóm hiệu quả và 8 kỹ năng không thể thiếu
- Chăm sóc khách hàng là gì và tiêu chí của nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
- Kỹ năng giải quyết xung đột trong môi trường công sở
- Giao tiếp trong kinh doanh – 10 điều bạn nên làm để trở nên giỏi hơn
- 21 bí quyết để được thăng tiến trong công việc (Phần 2)
- 21 bí quyết để được thăng tiến trong công việc (Phần 1)