Influencer Marketing là gì? Xu hướng và các bước thực hiện

Hiện nay khi xã hội đang ngày càng phát triển hơn, các hình thức Marketing cũng đang dần tăng mạnh thì Influencer Marketing cũng đang trở thành một trong những xu hướng được đa số các doanh nghiệp lựa chọn. Hình thức này mang tới mục đích mang sản phẩm hoặc dịch vụ đến gần hơn với khách hàng, cũng như giúp xây dựng niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ đó. Vậy cụ thể Influencer Marketing là gì và phương pháp để trở thành một Influence Marketing như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Influencer Marketing là gì?

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về Influencer. Influencer là người ảnh hưởng. Influencer là người có khả năng tạo một sự ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Influencer đóng vai trò là người đại diện để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng. Influencer bao gồm các nghệ sĩ nổi tiếng, Youtuber, Streamer, Vlogger, Beauty blogger… 

Mức nổi tiếng và khả năng ảnh hưởng của họ có tác động quan trọng đến quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của khách hàng. Influencer có sức ảnh hưởng càng cao thì càng được các thương hiệu chú ý đến trong quá trình chọn gương mặt đại diện và quảng bá sản phẩm cho chiến dịch Marketing.

“Chiến dịch Influencer Marketing là các hoạt động sử dụng sức ảnh hưởng của người có tầm ảnh hưởng để tiếp cận và tương tác với các khách hàng mục tiêu.”

Đây là một phần của chiến lược tiếp thị nhằm tăng cường nhận thức về thương hiệu, tạo ra sự quan tâm và tăng doanh số bán hàng thông qua việc sử dụng sức ảnh hưởng và sự tương tác của các influencers trên các nền tảng truyền thông xã hội và các kênh truyền thông khác. Và thay vì tạo những quảng cáo trực tiếp đến với một nhóm khách hàng, bạn sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để giúp doanh nghiệp làm điều đó.

Cho dù doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ thì việc sử dụng sức mạnh của chiến dịch Influencer Marketing cũng rất cần thiết. Influencer không chỉ mang sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn tới khách hàng mà còn giúp tăng độ tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Các kênh truyền thông phổ biến của Influencer có thể kể đến như Tiktok, Facebook, Instagram, Youtube… và nội dung có thể thể hiện qua blog, video, phát trực tiếp, story…

Influencer được phân loại như thế nào?

Việc phân loại influencer thường dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm lĩnh vực chuyên môn, quy mô đối tượng theo dõi, và cách họ tương tác với cộng đồng. Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến:

Lĩnh vực chuyên môn

Influencer có thể được phân loại dựa trên lĩnh vực hoặc chủ đề mà họ tạo nội dung. Ví dụ: thể thao, làm đẹp, thực phẩm, du lịch, giáo dục…

Số lượng người theo dõi

Influencer có thể được phân loại theo lượng người theo dõi, từ micro-influencer (dưới 10.000 người theo dõi) đến mega-influencer (hàng triệu người theo dõi).

Nền tảng

Có thể phân loại theo nền tảng mà influencer sử dụng, chẳng hạn như Instagram, YouTube, TikTok, Twitter, Facebook và cả các nền tảng đa dạng khác như blog cá nhân hoặc podcast.

Phong cách nội dung

Influencer có thể được phân loại dựa trên phong cách nội dung của họ, bao gồm hài hước, hướng dẫn, thảo luận, đánh giá sản phẩm và nhiều loại khác.

Mức độ ảnh hưởng

Có thể phân loại theo mức độ ảnh hưởng của influencer, từ những người có ảnh hưởng cục bộ đến những người có ảnh hưởng toàn cầu. Cách mà influencer tương tác với đối tượng theo dõi cũng quan trọng. Những người có mức độ tương tác với khách hàng cao thường được đánh giá cao hơn.

Việc phân loại influencer giúp cho các nhãn hàng và nhà quảng cáo, doanh nghiệp chọn lựa đối tác phù hợp nhất cho các chiến dịch Marketing của họ.

Các xu hướng sử dụng Influencer Marketing hiện nay

Hiện nay, Influencer được sử dụng vô cùng phổ biến trong các chiến dịch tiếp thị để giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình. Influencer cũng bao gồm nhiều loại, nhiều xu hướng khác nhau nên sẽ mang lại những lợi ích khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu 3 xu hướng sử dụng influencer marketing là gì nhé.

Đầu tiên là hợp tác với micro-influencer

Micro-influencer có số lượng người theo dõi nhỏ nhưng đủ để tạo ra mối liên kết mạnh mẽ với khán giả. Nhóm influencer này được đánh giá là có tác động đến khách hàng hiệu quả hơn trong việc quảng cáo sản phẩm và dịch vụ so với các influencer có nhiều người theo dõi hơn. Bên cạnh đó, chi phí để hợp tác với nhóm influencer này cũng khá hợp lý và đây là điều mà mọi doanh nghiệp muốn hướng đến.

Thứ hai là sử dụng AI

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các chiến dịch influencer marketing đang dần trở thành một xu hướng mới cho các doanh nghiệp. Nhờ vào AI, doanh nghiệp có thể tự động tự động hóa một số quy trình tìm và làm việc với người ảnh hưởng, cũng như cung cấp các thông tin chuyên sâu về hiệu suất của chiến dịch. Nhưng mà nhược điểm của xu hướng này là chi phí khá cao.

Tiếp theo là xu hướng Pet influencer

Có thể nhiều người sẽ biết đến content “Mỹ Diệu xâm chiếm thế giới” đã từng được các thương hiệu Việt Nam và thế giới sử dụng rộng rãi trong bài đăng truyền thông của mình. Vì vậy xu hướng khoe thú cưng của lên mạng xã hội đã tạo những ngôi sao thú cưng và nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng. Nếu nắm bắt kịp được xu hướng này, các thương hiệu sẽ nhanh chóng triển khai các chiến dịch pet influencer marketing để thu hút sự chú ý và tương tác của khách hàng.

Pet influencer mang lại khá nhiều kết quả tích cực cho hoạt động truyền thông, ví dụ như:

  • Tăng những cảm xúc tích cực cho khách hàng.
  • Đẩy mạnh tương tác giữa thương hiệu với khách hàng.
  • Tăng cường nhận diện thương hiệu.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi, đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ về thú cưng.

Phương pháp lập chiến lược Influencer Marketing

Phương pháp lập chiến lược Influencer Marketing thường gồm các bước sau:

Xác định mục tiêu

Đặt ra mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được thông qua chiến lược Influencer Marketing. Đó có thể là tăng nhận thức thương hiệu, tăng doanh số bán hàng, hoặc tăng tương tác trên mạng xã hội.

Nghiên cứu và lựa chọn influencer phù hợp

Phân tích khách hàng mục tiêu và tìm kiếm các influencer phù hợp với đối tượng này. Các yếu tố cần xem xét bao gồm lĩnh vực chuyên môn, số lượng người theo dõi, mức độ tương tác trên các nền tảng mạng xã hội và uy tín của họ trong ngành.

Xây dựng mối quan hệ với influencer

Tiếp cận và thiết lập mối quan hệ với influencer một cách chuyên nghiệp thông qua gửi email, tin nhắn trên mạng xã hội các nền tảng quản lý influencer.

Thỏa thuận vàn ký kết hợp đồng

Thảo luận với influencer về các yêu cầu, điều kiện và chi phí, đảm bảo rằng cả hai bên đều hiểu rõ và đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng.

Tạo nội dung hợp tác

Cùng với influencer, phát triển ý tưởng và tạo ra nội dung phù hợp với thương hiệu và đối tượng khách hàng mục tiêu.

Triển khai chiến dịch

Phát hành nội dung hợp tác trên các kênh mạng xã hội của influencer và thương hiệu. Đồng thời, theo dõi và đánh giá hiệu suất của chiến dịch.

Đo lường và tối ưu hóa

Sử dụng các công cụ phân tích để đo lường hiệu suất của chiến dịch Influencer Marketing. Dựa trên kết quả, tối ưu hóa chiến lược để cải thiện hiệu quả trong tương lai.

Xây dựng mối quan hệ dài hạn

Duy trì mối quan hệ với influencer và xem xét việc hợp tác lâu dài trong các chiến dịch tiếp theo.

Chiến lược Influencer Marketing hiệu quả đòi hỏi sự chính xác trong việc lựa chọn influencer, sáng tạo trong nội dung và mối quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa thương hiệu và influencer.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Influencer Marketing là gì cũng như các bước thực hiện Influencer Marketing. Hi vọng bạn sẽ có được các chiến dịch Influcencer Marketing thành công trong thời gian tới nhé.


Anh Thơ

Sao chép thành công