Mục Lục
Kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp thứ tự các công việc cần thực hiện cùng một lúc giúp bạn thành công hơn trong công việc và cuộc sống. Và đây cũng là lý do mà kỹ năng đa nhiệm được đánh giá cao. Vậy đa nhiệm multitasking là gì? Có cách nào giúp cải thiện kỹ năng đa nhiệm hay không? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của để có câu trả lời nhé!
Đa nhiệm multitasking là gì?
Multitasking là đa nhiệm. Kỹ năng đa nhiệm là khả năng có thể làm được nhiều việc trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như:
- Nghe nhạc trong lúc học;
- Trả lời cùng lúc nhiều cuộc gọi và email;
- Cùng chuẩn bị nhiều đơn đặt hàng;
- Vừa nói chuyện vừa lái xe;
- Vừa xem phim vừa ăn;
- Vừa nấu ăn vừa nghe điện thoại…
Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều lúc chúng ta áp dụng đa nhiệm từ những việc đơn giản nhất cho đến các công việc phức tạp cần nhiều suy nghĩ và nỗ lực.
Tuy nhiên khái niệm đa nhiệm lại bắt nguồn từ bối cảnh khi máy vi tính xuất hiện. Máy tính được thiết kế để thực hiện được nhiều tác vụ hoặc nhiều ứng dụng, cũng tương tự như khả năng đa nhiệm của con người.
Thực chất thì khoa học đã chứng minh rằng việc đa nhiệm của con người là do bộ não đang nhanh chóng chuyển đổi qua lại lần lượt từng việc một.
“Đa nhiệm multitasking là khái niệm cho thấy một người có thể phân chia sự chú ý của mình vào nhiều nhiệm vụ hoặc hoạt động cùng một lúc”
Ưu điểm của làm việc đa nhiệm multitasking là gì?
Tiết kiệm thời gian
Đây là lợi ích rõ ràng nhất mà multitasking mang lại. Khả năng đa nhiệm giúp bạn tiết kiệm được thời gian khi làm được nhiều đầu việc trong cùng lúc. Chẳng hạn: bạn có thể vừa đóng gói hàng hóa vừa gọi điện giao tiếp với khách hàng. Điều này giúp bạn cùng lúc hoàn thành được hai nhiệm vụ thay vì phải mất gấp đôi thời gian để làm lần lượt.
Tiết kiệm chi phí
Các doanh nghiệp luôn phải quản lý ngân sách và tài chính một cách hợp lý. Vậy nên sẽ có những công việc mà một nhân viên cần đảm nhiệm cùng lúc thay vì phân cho nhiều người. Cũng do đó mà nhân viên có khả năng đa nhiệm sẽ được doanh nghiệp trọng dụng.
Tăng hiệu quả công việc
Trong một lúc bạn có thể làm được nhiều thứ hơn với khả năng đa nhiệm vậy nên đây là yếu tố giúp tăng thêm hiệu suất công việc.
Nhược điểm của đa nhiệm multitasking
Mặc dù kỹ năng đa nhiệm khá có lợi cho cuộc sống của bạn, nhưng đi kèm theo đó là những bất cập liên quan. Hãy cùng tìm hiểu xem nhược điểm của đa nhiệm multitasking là gì nhé.
Làm mất tập trung
Một số nghiên cứu cho rằng người làm việc đa nhiệm sẽ rất dễ mất tập trung hoặc gặp khó khăn trong việc tập trung. Bộ não của con người không giống như máy tính nên khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một thời điểm là tương đối khó và rất dễ bị phân tâm.
Khiến bạn làm việc chậm hơn
Chúng ta luôn nghĩ làm được nhiều việc cùng một lúc sẽ nhanh hơn, nhưng trên thực tế, bạn sẽ có xu hướng làm việc chậm và kém hiệu quả hơn khi thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ. Nếu đang làm nhiệm vụ này và chuyển sang làm một nhiệm vụ khác thì tốc độ làm việc sẽ chậm đi do nhu cầu tinh thần tăng lên.
Khi chỉ tập trung vào làm một việc duy nhất sẽ giúp bạn hoàn thành công việc đó một cách nhanh chóng hơn.
Làm suy yếu chức năng điều hành của não bộ
Hành vi thực hiện đa nhiệm được quản lý bởi chức năng điều hành của não bộ. Cụ thể là bạn khó có thể làm tốt nhiều hơn hai công việc cùng một lúc vì bộ não chỉ có 2 bán cầu để xử lý và quản lý nhiệm vụ. Khi cố gắng giải quyết nhiều công việc cùng lúc, bộ não của bạn sẽ bị tắc nghẽn và suy giảm chức năng điều hành.
Dễ mắc lỗi
Khi nói đến nhược điểm của multitask là gì thì đây là điều đáng sợ nhất. Đa nhiệm không chỉ làm giảm năng suất lao động mà còn khiến năng suất làm việc kém hiệu quả, dễ mắc lỗi. Bởi khi thực hiện cùng lúc nhiều tác vụ, não bộ sẽ chỉ cố gắng chuyển đổi thông tin qua lại giữa các tác vụ mà không thật sự tập trung vào bất cứ nhiệm vụ nào. Quá trình chuyển đổi mà không hề có sự tập trung sẽ dẫn đến nhiều sự nhầm lẫn, dễ mắc lỗi sai hơn.
Ít khả năng sáng tạo
Sự sáng tạo gần như không thể đạt được nếu như bạn áp dụng multitasking vào công việc của mình. Bởi chất xúc tác của sáng tạo đó là sự tập trung. Nếu cứ liên tiếp chuyển từ việc này sang việc khác mà không hề có sự tập trung vào bất cứ công việc nào. Bộ não cũng sẽ bị đẩy phải làm việc một cách vô thức. Điều này về lâu dài sẽ khiến bạn tạo ra thói quen đi vào một lối mòn duy nhất và đánh mất khả năng sáng tạo.
5 mẹo giúp bạn cải thiện kỹ năng đa nhiệm multitasking
Để thói quen làm việc đa nhiệm không bị ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, bạn hãy thực hiện một số thay đổi dưới đây để tăng năng suất và hiệu quả công việc hơn.
Tạo danh sách các việc cần làm
Khi phải thực hiện một loạt các công việc cùng lúc thì việc đầu tiên bạn cần làm là tạo ra một to-do-list. Biết sắp xếp các công việc là chìa khoá để bạn làm tốt mọi tác vụ. Một danh sách các việc cần làm chi tiết sẽ giúp bạn trách quên mất những chi tiết nhỏ cần làm.
Biết việc gì cần ưu tiên
Sau khi đã có danh sách các việc cần làm, tiếp theo bạn cần sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Thường những việc cần làm sẽ được chia thành các công việc theo các tiêu chí như sau:
- Việc gấp và quan trọng: Là những việc được ưu tiên hàng đầu, cần phải hoàn thành trước tiên.
- Việc quan trọng nhưng chưa gấp: Là những việc bạn có thể dần dần hoàn thành, nhưng phải đảm bảo tính chính xác toàn diện.
- Việc không quá quan trọng nhưng cần gấp: Các việc thuộc danh mục này là việc cần hoàn thành để bạn có thể làm sang những việc quan trọng hơn.
Gộp các việc tương tự với nhau
Bạn nên lọc ra những việc có tính chất gần giống nhau và theo dõi kế hoạch của từng việc. Ví dụ như bạn phải đăng cùng lúc nhiều bài đăng lên các nền tảng mạng xã hội khác nhau, lúc này cần nhóm các đầu việc này lại và lên lịch trình đăng bài một cách cụ thể để không bị xao nhãng bởi việc khác.
Tránh xao nhãng
Khi bạn làm việc ở bất cứ môi trường nào thì vẫn có các yếu tố làm bạn xao nhãng. Tuy nhiên cách để tập trung của mỗi người thường không giống nhau. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để giảm xao nhãng và tập trung làm việc hơn khi làm việc tại nhà:
– Tắt âm thanh điện thoại, giới hạn thời gian sử dụng điện thoại trong giờ làm;
– Bày trí không gian làm việc gọn gàng;
– Không mặc đồ ngủ, đồ ở nhà khi làm việc tại nhà;
– Làm việc theo lịch trình giống như bạn làm việc tại văn phòng…
Luyện tập
Cũng tương tự như những kỹ năng mềm khác, kỹ năng đa nhiệm cũng cần được rèn luyện để tiến bộ hơn. Một số nghiên cứu cho thấy, bộ não có khả năng tăng tốc làm việc và phát triển chức năng đa nhiệm hơn nếu bạn luyện tập nó thường xuyên.
Ngoài ra ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh cũng giúp não bộ phục hồi sau những giờ làm việc căng thẳng. Dưới đây là 2 phương pháo được áp dụng để tăng khả năng đa nhiệm và hiệu suất công việc:
– Phương pháp 52/17 tức là làm việc 52 phút và nghỉ 17 phút;
– Phương pháp cà chua Pomodoro là làm việc 25 phút và nghỉ 5 phút.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về làm việc đa nhiệm multitasking là gì cũng như những cách để cải thiện khả năng đa nhiệm mà tránh được các nhược điểm dễ gặp phải. Để trở thành một nhân viên có giá trị trong mắt các nhà tuyển dụng, hãy không ngừng trau dồi thêm nhiều kỹ năng để phát triển bản thân nhé. Và để tìm được công việc ưng ý, hãy truy cập ngay CareerLink.vn với hàng ngàn cơ hội đang chờ đợi bạn!
Hồng An