Công nghệ sinh học là gì? Ngành công nghệ sinh học ra làm gì?

Công nghệ sinh học là gì? Học ngành công nghệ sinh học ra làm gì? Đây là câu hỏi được nhiều bạn trẻ và phụ huynh quan tâm. Điều này là dễ hiểu vì để học tốt và thành công trong bất cứ ngành nghề nào, việc quan trọng là trước tiên người học phải hiểu rõ về ngành học của mình và cơ hội nghề nghiệp ra sao.

Cùng theo dõi bài viết dưới đây của CareerLink để nắm rõ được những thông tin này nhé!

Ngành công nghệ sinh học là gì?

“Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và ứng dụng các sinh vật sống, kết hợp các quy trình, thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm sinh học ở quy mô công nghiệp nhằm mang lại lợi ích cho con người, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.”

Cụ thể, các sản phẩm của ngành công nghệ sinh học được ứng dụng trong đời sống như: điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; sản xuất dược phẩm, thực phẩm; phát triển các loài cây trồng, vật nuôi; giải quyết vấn đề môi trường; ứng dụng công nghệ di truyền và xét nghiệm trong y học…

Ở bậc đại học, công nghệ sinh học được chia thành các chuyên ngành theo mục đích ứng dụng riêng như công nghệ sinh học ứng dụng vào nông nghiệp, ứng dụng vào môi trường và ứng dụng vào thực phẩm.

Ngoài kiến ​​thức cơ bản về lĩnh vực sinh học và công nghệ kỹ thuật, sinh viên học chuyên ngành này còn được trang bị kiến ​​thức chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, công nghệ lên men vi sinh vật, sinh học phân tử, công nghệ sản xuất dược phẩm sinh học, công nghệ nuôi cấy mô thực vật ứng dụng. Sinh viên sẽ có khả năng thu thập mẫu, phân tích và tổng hợp số liệu đo lường; sử dụng các phương pháp công nghệ sinh học hiện đại dựa trên thực nghiệm.

Xem thêm: Tuyển Dụng Việc Làm Sinh học tại Careerlink.vn

Công nghệ sinh học tiếng Anh là gì?

Ngành Công nghệ sinh học tiếng Anh là Biological Engineering.

Tố chất phù hợp với ngành công nghệ sinh học

Nếu muốn gắn bó lâu dài trong ngành nghề này, bạn hãy tham khảo một vài tố chất dưới đây có phù hợp với bản thân không nhé!

  • Có niềm đam mê khoa học công nghệ: Vì là lĩnh vực nghiên cứu thường xuyên tiếp xúc với công nghệ hiện đại nên bạn cần có niềm đam mê khám phá thực sự mới có cơ hội thành công.
  • Yêu thích các môn tự nhiên như toán, hóa học, sinh học: Đây là những kiến ​​thức vững chắc sẽ cung cấp cho bạn nền tảng để tiếp thu kiến ​​thức chuyên sâu về ngành công nghệ sinh học.
  • Tư duy logic, tỉ mỉ, chu đáo luôn là những phẩm chất quan trọng đối với những người muốn gắn bó lâu dài với ngành này. Do tính chất công việc, các bạn thường xuyên phải thực hành tại phòng thí nghiệm, tham gia vào các khâu trong quá trình sản xuất, gia công với các quy trình nghiêm ngặt.   
  • Không chỉ riêng với ngành học Công nghệ sinh học, để thành công trong bất kỳ nghề nghiệp nào, bạn nên trau dồi kỹ năng mềm và kỹ năng ngoại ngữ.

Tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học ra làm gì?

Bạn đang học ngành công nghệ sinh học và thắc mắc sau việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học là gì thì đây là đáp án dành cho bạn.

Làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ sinh học, các bạn trẻ đam mê môi trường giảng dạy có thể trở thành giảng viên Công nghệ sinh học ở các trường đại học, cao đẳng. Với tư cách là giảng viên, bạn sẽ luôn có cơ hội làm việc với đội ngũ nghiên cứu tài giỏi của trường và được đào tạo, nâng cao chuyên môn thường xuyên trong và ngoài nước.

Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu

Một số đơn vị nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ sinh học bao gồm: Viện Sinh học Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học và Di truyền thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Bảo vệ thực vật…

Chuyên viên phát triển sản phẩm trong bộ phận R&D của công ty

Trong những năm gần đây, cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đều đầu tư mạnh vào hoạt động R&D (phát triển sản phẩm). Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới và phát triển các dòng sản phẩm mới được công ty giao phó cho bộ phận R&D và được các nhà phát triển sản phẩm trực tiếp triển khai.

Kỹ thuật viên xét nghiệm – Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm

Nơi làm việc sẽ là các phòng xét nghiệm tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng từ trung ương đến tuyến huyện, các bệnh viện, phòng khám tư nhân…

Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm chủ yếu làm việc tại các phòng thí nghiệm phân tích, phòng thử nghiệm, bộ phận KCS, bộ phận QC trung tâm kiểm nghiệm, các công ty sản xuất Dược phẩm và thực phẩm chức năng, các công ty sản xuất, sản phẩm công nghệ sinh học…

Giáo viên dạy môn sinh học

Sau khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên lựa chọn trở về địa phương và trở thành giáo viên dạy sinh học ở các trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đây là sự lựa chọn hợp lý cho những ai mong muốn một môi trường làm việc giảng dạy nhưng không yêu cầu quá nhiều nghiên cứu khoa học chuyên sâu.

Kinh doanh hóa chất và thiết bị vật tư công nghệ sinh học

Theo xu hướng phát triển những năm gần đây, các công ty nhập khẩu, phân phối hóa chất và thiết bị công nghệ rất coi trọng công tác nghiên cứu phát triển R&D và dịch vụ sau bán hàng. Vì vậy, họ đang rất cần những nhân viên bán hàng có hiểu biết sâu sắc về công nghệ thiết bị cung cấp và có khả năng chăm sóc kỹ thuật sau bán hàng tốt.

Xem thêm: Việc Làm Công Nghệ Sinh Học tại Careerlink.vn

Học ngành Công nghệ sinh học ở đâu?

Các trường đào tạo ngành Công nghệ sinh học tại Việt Nam có thể kể đến:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Phương Đông
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Hùng Vương
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Vinh
  • Đại học Khoa học (Đại học Huế)

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
  • Đại học Mở TP. HCM
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Công nghiệp TP. HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học An Giang
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Kiên Giang

Cơ hội nghề nghiệp khi làm trong ngành Công nghệ sinh học trong tương lai

Thế kỷ 21 được gọi là thế kỷ của công nghệ sinh học, các nước trên thế giới đang cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế và công nghệ mũi nhọn này.

Tại Việt Nam, ngành công nghệ sinh học cũng nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay đến năm 2030, hướng tới ứng dụng trong y học, nông, lâm ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác.

Đặc biệt, chú trọng ứng dụng công nghệ của sinh viên trong chăm sóc sức khỏe, chẩn đoán và điều trị các bệnh mới nguy hiểm, ứng dụng công nghệ tế bào gốc.

Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn ngành Công nghệ sinh học là gì, học ngành công nghệ sinh học ra làm gì và cơ hội việc làm ngành công nghệ sinh học trong tương lai, hy vọng bạn đọc có thể lựa chọn cho mình một ngành học phù hợp!

Đoàn Loan

Sao chép thành công