Nỗ lực ảo là gì? Cách thoát khỏi nỗ lực ảo để thành công

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có thói quen trì hoãn mọi việc, điều nay khiến họ gặp phải tình trạng nỗ lực ảo, stress và mất đi động lực. Vậy nỗ lực ảo là gì? Các cách thoát khỏi nỗ lực ảo để thành công? Bài viết dưới đây CareerLink sẽ chia sẻ đến bạn câu trả lời.

Nỗ lực ảo là gì? Cách thoát khỏi nỗ lực ảo để thành công

Nỗ lực ảo là gì?

“Nỗ lực ảo là tự lên rất nhiều mục tiêu, kế hoạch nhưng lại không có nỗ lực và kiên trì thực hiện được.

Tức là thay vì tập trung cố gắng theo đuổi những việc cần làm, bạn lại dành thời gian vào những việc khác nhưng cuối cùng kết quả nhận lại không khả quan.

Nỗ lực ảo từ đâu mà ra?

Sau khi đã biết nỗ lực ảo là gì, bạn cần biết thêm về nguồn gốc xuất phát của trạng thái này qua thông tin sau:

Thói quen trì hoãn

Không ít người có thói quen trì hoãn mọi việc, đây là căn bệnh đã in sâu vào não của những người trẻ trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nỗ lực ảo được bắt nguồn từ những thói quen này. Lối sống trì hoãn sẽ khiến bạn lãng phí rất nhiều thời gian vào các công việc vô bổ như tiệc tùng, xem phim, lướt mạng xã hội. Cứ như vậy, quỹ thời gian trong một ngày của bạn sẽ hết và mục tiêu mà bạn đặt ra bị đẩy sang hôm sau.

Bạn thức dậy với một niềm tin tràn đầy rằng mình sẽ hoàn thành hết những công việc dang dở nhưng vẫn tiếp tục lấy lý do để trì hoãn cho đến khi chìm vào giấc ngủ. Vòng tuần hoàn này sẽ cuốn bạn vào ảo tưởng việc mình đang tiến bộ mỗi ngày nhưng rõ ràng bạn vẫn dậm chân tại chỗ.

Quá tham lam

Bạn hãy nhớ về những phấn khích khi lập hàng loạt những mục tiêu cho năm mới hay việc háo hức viết những việc cần làm vào mỗi sáng. Thông thường chúng ta chỉ nghĩ về những viễn cảnh tốt đẹp khi hoàn thành một công việc đặt ra nào đó chứ không nghĩ đến quá trình thực hiện.

Vậy nên khi tâm trí đang sục sôi ngọn lửa động lực, bạn thường đặt ra rất nhiều mục tiêu, nhiệm vụ và thích thú nghĩ về cảm giác hoàn thành tất cả chúng. Tuy nhiên thực tế, bạn lại không thể cùng lúc kham nổi quá nhiều việc như vậy.

Muốn ghi nhận

Việc luôn muốn cho người khác thấy mình nỗ lực cũng là một dạng của nỗ lực ảo. Chẳng hạn những bạn học sinh thích chụp những bức ảnh khoẻ góc học tập với chồng sách dày, bài tập chất đống để được bạn vè khen “chăm chỉ” rồi lại ngồi lướt mạng xã hội.

Tâm lý này xuất phát từ nhu cầu cần được ghi nhận, muốn người khác đánh giá mình là có cố gắng. Những người như vậy luôn tạo một vẻ ngoài thật “nỗ lực” bất kể bản thân không thực sự cố gắng.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang nỗ lực ảo

Dấu hiệu nhận biết bạn đang rơi vào tình trạng nỗ lực ảo là gì? Hãy xem những điều sau để xem mình có mắc phải không nhé.  

Cái gì cũng muốn nhưng không biết muốn gì

Khi bạn tiếp nhận mọi thứ không chủ đích nghĩa là lúc bạn đang rơi vào nỗ lực ảo. Chẳng hạn thấy cái gì hay bạn cũng muốn thử như thấy một quyển sách hay cũng muốn mua về đọc, lưu tài liệu về đầy máy nhưng không bao giờ mở ra, thấy công thức nấu ăn ngon cũng lưu lại,… Với hành động này, nhiều người nghĩ rằng họ đang nâng cao được sự hiểu biết của mình nhưng thực tế thì không phải vậy. Bạn đang bị mơ hồ giữa vô vàn thứ hay ho trên đời, muốn nỗ lực để được như thế nhưng lại không hề hành động hay có kế hoạch làm việc cụ thể.

Thậm chí khi đã biết phải làm gì và đặt ra được mục tiêu nhưng lại không hoàn thành được

Đôi khi bạn bắt tay vào làm một việc gỉ đó đều đặt mục tiêu và ghi ra những việc cần làm cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên lúc thực hiện lại làm rất hời hợt, chỉ được một thời gian ngắn rồi lại lấy muôn vàn lý do để trì hoãn. Kết quả tượng tự như việc bạn tiếp nhận không có chủ đích, do không thực hiện tới nơi tới chốn nên cũng không đạt được gì cả.

Hậu quả của nỗ lực ảo

Khi đã dành quá nhiều thời gian và cả năng lượng cho những việc không hề cần thiết hoặc không đạt được thay vì tập trung vào các mục tiêu khả thi sẽ dẫn đến cảm giác thiếu động lực và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung. Nếu bạn đang rơi vào trạng thái nỗ lực ảo thì hậu quả tiêu cực của nó có thể là:

  • Mất thời gian và năng lượng: Bạn nhiều thời gian và năng lượng cho những việc không cần thiết hoặc không thể đạt được thay vì tập trung cho những mục tiêu cụ thể và khả thi.
  • Cảm giác bế tắc, mất động lực: Nỗ lực ảo thường sẽ khiến bạn có cảm giác bế tắc, thiếu đi động lực vì bạn luôn cảm thấy như đang lãng phí thời gian và năng lượng vào một mục tiêu không khả thi.
  • Ảo tưởng về bản thân: Những người nỗ lực ảo thường không nhận thức được điều này và luôn nghĩ bản thân đang cố gắng, chăm chỉ vì mục tiêu đặt ra. Thực tế thì họ đang lừa dối chính mình vì không hề có kết quả nào chứng minh họ đang đi đúng hướng.
  • Tăng cảm giác thất vọng: Nỗ lực ảo có thể khiến bạn cảm thấy thất vọng vì không đạt được mục tiêu mà bản thân đã đặt ra.
  • Gây stress và ảnh hưởng đến tâm lý: Việc dành nhiều thời gian và năng lượng cho những điều không cần thiết hoặc không thể đạt được cũng khiến bạn bị căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý.

Cái giá đắt nhất bạn phải trả cho nỗ lực ảo đó là nó lấy đi toàn bộ thời gian và sức lực mà đáng ra bạn có thể tận dụng để làm nhiều việc có ích cho tương lai của mình.

Nỗ lực ảnh đã và đang làm lãng phí tuổi trẻ của rất nhiều người.

Cách vượt qua nỗ lực ảo để đạt được thành công

Việc đặt ra mục tiêu, kiên trì đến cùng và đạt được thành quả như mong muốn là điều không hề dễ dàng. Vì vậy, chỉ cần bạn có một chút sơ sẩy cũng có thể bị rơi vào hố đen của nỗ lực ảo. Để vượt qua được tình trạng này và đạt được thành công, bạn có thể thực hiện một số bước sau:

Xác định mục tiêu cụ thể và khả thi

Đầu tiên, bạn cần suy nghĩ mọi thứ thật thực tế, sau đó đưa ra một mục tiêu mình có thể đạt được, cần thiết với bản thân mà không phải chạy đua với thành tích của bất cứ ai.

Có một mục tiêu rõ ràng và phù hợp giúp bạn giảm được nguy cơ bỏ cuộc giữa chừng. Đặt mục tiêu quá cao dễ khiến bản thân bạn rơi vào chán nản, không hứng thú để theo đuổi do thấy mình luôn kém cỏi khi liên tục nhận về những kết quả không tốt.

Phân tích và lập kế hoạch

Việc nghiên cứu và phân tích mục tiêu rất quan trọng. Điều này giúp bạn hiểu được mình đang và sẽ làm gì từ đó phân tích để xác định các mục tiêu phụ cần đạt được để thực hiện hoá mục tiêu to lớn ban đầu.

Ở bước này, bạn sẽ tìm ra được các công việc cụ thể cần làm gì, từ đó tính thời gian và tài nguyên cần thiết để hoàn thành được. Tiếp đến, bạn lắp ghép và sắp xếp lại tất cả các yếu tố này vào một bản kế hoạch hoàn chỉnh là đã đi được một nửa hành trình. Kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng nên bạn cần làm tốt ở bước này.

Tập trung vào tiến trình

Kết quả được tạo nên từng những bước nhỏ xuyên suốt cả một quá trình. Do đó bạn đừng chỉ tập trung vào kết quả mà hãy chú ý đến tiến trình.

Nếu đảm bảo tuân theo tiến trình và hoàn thành từng mục tiêu nhỏ theo từng giai đoạn trong kế hoạch, kết quả cuối cùng cũng sẽ khả quan.

Tự đánh giá và điều chỉnh

Không nên chỉ tập trung vào thực hiện kế hoạch mà không có sự nhìn nhận, đánh giá xem bản thân có đang đi đúng hướng hay không. Nếu cảm thấy chán nản hoặc nghi ngờ bất cứ một điểm nào, bạn hãy dừng lại và kiểm tra xem liệu phương pháp đang áp dụng có đúng đắn hay không.

Thường xuyên đánh giá và điều chỉnh những bất cập giúp bạn đi đúng hướng và lấy lại được tinh thần nhanh chóng.

Loại bỏ sự trì hoãn

Sự trì hoãn là nguyên nhân hàng đầu dẫn bạn đến nỗ lực ảo. Bởi bạn luôn trì hoãn những việc quan trọng và dành nhiều thời gian cho những việc nằm ngoài kế hoạch.

Nếu muốn khắc phục nỗ lực ảo, bạn cần tránh xa sự trì hoãn. Hãy học cách tạo thói quen làm một công việc nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời có sự phân chia thời gian rõ ràng giữa học tập, làm việc và giải trí để tránh xa vào các vật dụng gây xao nhãng như điện thoại, máy tính,…

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Đừng ngại tìm kiếm những sự hỗ trợ từ người khác nến nó thật sự cần thiết và không ngại hỏi những ý kiến đến từ người có kinh nghiệm để có được những lời khuyên tốt hơn.

Qua bài viết đã chia sẻ về nỗ lực ảo là gì, hy vọng bạn đã có được cái nhìn đúng đắn nhất về việc thực hiện các mục tiêu mà bản thân đặt ra. Chúc bạn luôn thành công với những điều mình lựa chọn!

Hồng An

Sao chép thành công