Employer branding là gì? Lợi ích và chiến lược xây dựng

Trong thị trường lao động hiện đại và sôi động hiện nay, việc tuyển dụng và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Để giải quyết vấn đề này, employer branding là một phương pháp hữu hiệu. Hãy cùng tìm hiểu employer branding là gì cùng các chiến lược employer branding hiệu quả trong bài viết sau đây nhé.

Employer branding là gì?

“Employer branding là quá trình tạo dựng và quản lý hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp nhằm thu hút và giữ chân nhân tài.”

Hoạt động này cũng giống như việc tạo dựng thương hiệu cho một sản phẩm hay dịch vụ, nhưng sẽ tập trung vào việc tạo dựng hình ảnh hấp dẫn của một doanh nghiệp đối với người lao động.

Việc xây dựng thương hiệu này bao gồm các giá trị, văn hóa làm việc và danh tiếng của công ty… trên thị trường việc làm. Một thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh có thể ảnh hưởng đến nhận thức và quyết định của người tìm việc, khiến nó trở thành một khía cạnh quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu tổng thể của công ty.

Tìm hiểu thêm về Tuyển dụng Việc Làm Brand Manager tại Careerlink.vn

Employer branding bao gồm những yếu tố nào?

Tùy vào từng doanh nghiệp, các yếu tố của employer branding sẽ có sự khác nhau, nhưng thông thường sẽ có những điều sau:

Giá trị của công ty gồm giá trị cốt lõi, mục tiêu ngắn và dài hạn, sứ mệnh và tầm nhìn được truyền tải đến nhân viên tiềm năng.

Môi trường làm việc: đó là một môi trường làm việc tích cực, lành mạnh, hỗ trợ giúp đỡ nhau, đáng tin cậy và là nơi nhân viên được tạo cơ hội để đóng góp và phát triển.

Các kênh truyền thông: các kênh này đươc sử dụng để xây dựng và quảng bá hình ảnh tích cực về doanh nghiệp gồm trang web, mạng xã hội, blog, diễn đàn, sự kiện…

Trải nghiệm nhân viên: đó là trải nghiệm tuyệt vời từ quá trình tuyển dụng đến đào tạo phát triển, phúc lợi, chế độ đãi ngộ và các chương trình khuyến khích khác.

Tính nhất quán: đảm bảo sự nhất quán giữa những gì công ty quảng bá và thực tế trải nghiệm của nhân viên.

Sự khác biệt giữa company branding và employer branding là gì?

Tuy có mối quan hệ mật thiết, employer branding được tạo dựng dựa trên nền tảng company branding và company branding có thể được nâng cao dựa trên employer branding nhưng đây là hai khái niệm khác nhau.

Hãy cùng tìm hiểu một số điểm khác nhau giữa company branding và employer branding là gì nhé.

Về khách hàng mục tiêu, employer branding hướng đến các ứng viên tiềm năng còn company brandning hướng đến khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác.

Employer branding tập trung vào văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc, phúc lợi và cơ hội phát triển, company branding tập trung vào sản phẩm/dịch vụ, giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn.

Employer branding thu hút và giữ chân nhân tài, company branding tạo ra lợi nhuận và đạt các mục tiêu chiến lược.

Lợi ích khi sử dụng employer branding

Những lý do sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn vì sao doanh nghiệp cần thực hiện employer branding.

Thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả hơn

Một thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh mẽ sẽ giúp công ty thu hút ứng viên tiềm năng có chất lượng đồng thời giữ cho nhân viên hạnh phúc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Theo nhiều khảo sát, có gần 90% nhân viên sẽ tiếp tục làm việc nếu công ty có thương hiệu tích cực.

Cải thiện năng suất và hiệu quả công việc

Khi nhân viên hài lòng và yêu thích nơi làm việc của mình thì có nhiều khả năng họ sẽ làm việc hết mình và năng suất từ đó được nâng cao.

Giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo

Tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo là một trong những lợi ích của employer branding. Khi các nhân viên ít rời đi thì công ty sẽ không cần tuyển dụng mới, đồng thời nếu có nhu cầu tuyển mới thì các ứng viên đều là những người có khả năng tốt nên tiết kiệm được chi phí đào tạo.

Tăng lợi thế cạnh tranh

Trên thị trường lao động cạnh tranh gay gắt hiện nay, những công ty nào có thương hiệu tuyển dụng mạnh mẽ thì công ty đó có lợi thế so với nhiều công ty khác vì họ có thể thu hút và giữ chân nhân tài tốt hơn.

Chiến lược employer branding trong thời đại mới

Để đạt được những lợi thế trên, doanh nghiệp cần thực hiện employer branding ngay hôm nay. Vậy, cần bắt đầu từ đâu. Hãy cùng tham khảo quy trình sau đây nhé.

Xác định tuyên bố giá trị của nhà tuyển dụng

Tuyên bố giá trị nhà tuyển dụng – Employer Value Proposition là một tuyên bố ngắn gọn về những gì doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên, bao gồm giá trị, văn hóa và môi trường làm việc. Xác định tuyên bố này là bước đầu tiên trong quá trình employer branding.

Một số cách xác định tuyên bố giá trị nhà tuyển dụng bao gồm:

  • Khảo sát nhân viên hiện tại để có cái nhìn tổng quan về những điều họ thích và không thích về công việc.
  • Phỏng vấn lãnh đạo công ty để tìm hiểu về giá trị và tầm nhìn của doanh nghiệp.
  • Phân tích các thông tin về công ty trên trang web, mạng xã hội…

Sau khi xác định tuyên bố giá trị nhà tuyển dụng, doanh nghiệp cần truyền tải điều này đến các ứng viên tiềm năng qua các kênh tuyển dụng khác nhau.

Tiến hành đánh giá thương hiệu nhà tuyển dụng

Lợi ích của điều này trong employer branding là gì? Bước này sẽ giúp xác định ưu thế và hạn chế của thương hiệu nhà tuyển dụng, đồng thời tìm ra cách cải thiện hiệu quả.

Bạn có thể áp dụng các hoạt động sau:

  • Khảo sát nhân viên hiện tại và các ứng viên cùng các bên liên quan để có hiểu biết về thương hiệu nhà tuyển dụng. Các câu hỏi có thể liên quan đến nhận thức về thương hiệu, sự hài lòng với văn hóa công ty, môi trường làm việc cùng các yếu tố khác như đãi ngộ, phúc lợi…
  • Phân tích phản hồi từ các đối tượng khảo sát khác nhau để có được cái nhìn khách quan.
  • Dựa vào kết quả phân tích để xác định điều cần cải thiện để nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng.
  • Đặt mục tiêu cụ thể để cải thiện employer brand dựa trên các thông tin đã thu thập được.

Đề xuất các giá trị cho ứng viên, nhân viên

Điều này nhằm mục đích tạo môi trường làm việc lành mạnh, tạo động lực cho người lao động từ đó xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả hơn.

Điều mà hầu hết các ứng viên mong đợi ở công ty bao gồm: môi trường làm việc tích cực, cơ hội phát triển và thăng tiến, công việc có ý nghĩa với cá nhân và xã hội, phúc lợi hấp dẫn, lương thưởng cạnh tranh…

Trái lại, công ty cũng có mong đợi từ ứng viên và nhân viên bao gồm: cống hiến hết mình cho công việc, tạo kết quả tốt góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, ham học hỏi để phát triển bản thân, hỗ trợ đồng nghiệp, tuân thủ đúng quy định…

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng gắn liền với thương hiệu tuyển dụng

Bằng cách xây dựng kế hoạch tuyển dụng gắn liền với thương hiệu, doanh nghiệp sẽ có cơ hội thu hút được ứng viên phù hợp với giá trị của công ty.

Để thực hiện bước này, bạn nên đặt mục tiêu rõ ràng cho việc tuyển dụng, từ số lượng ứng viên cần tuyển đến kỹ năng và trình độ cần thiết; tạo tin tuyển dụng phù hợp với thương hiệu công ty với mô tả công việc, yêu cầu và lợi ích phản ánh đúng giá trị và văn hóa doanh nghiệp; xác định kênh tuyển dụng phù hợp; tạo quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp từ sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn đến quy trình tiếp nhận và đào tạo; theo dõi đánh giá hiệu quả tuyển dụng thường xuyên.

Thiết lập quy trình giới thiệu nhân viên mới hiệu quả

Xây dựng quy trình giới thiệu nhân viên mới hiệu quả tao điều kiện thuận lợi cho nhân viên mới hòa nhập nhanh chóng và có trải nghiệm tích cực. Điều này không chỉ giúp tạo hình ảnh tốt về công ty mà còn tạo cơ hội để nhân viên phát triển tốt nhất, tăng sự gắn kết và hài lòng với công ty. Bạn có thể áp dụng một số điều sau đây cho quy trình giới thiệu nhân viên mới của mình:

  • Nêu rõ các bước cụ thể của quy trình giới thiệu nhân viên mới để họ nắm bắt và nhanh chóng hòa nhập vào môi trường công ty.
  • Đảm bảo quy trình giới thiệu nhân viên mới phản ánh giá trị và văn hóa doanh nghiệp.
  • Tạo cơ hội giao tiếp để nhân viên mới có thể gặp gỡ nhiều bộ phận khác nhau.
  • Theo dõi hiệu quả của quy trình giới thiệu nhân viên mới từ phản hồi của nhân viên mới và các bộ phận liên quan, sử dụng các thông tin này để cải thiện quy trình trong thời gian tới.

Tạo cơ hội để nhân viên học tập và phát triển

Nhân viên được tạo cơ hội học tập, phát triển kỹ năng, nâng cao năng lực sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, đồng thời điều này cũng giúp tạo ra môi trường làm việc năng động, khuyến khích tinh thần cầu tiến của nhân viên.

Luôn đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng

Đây là yếu tố không thể thiếu trong quá trình xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng. Minh bạch và rõ ràng giúp tạo dựng niềm tin giữa doanh nghiệp và người lao động, đồng thời giúp thu hút và giữ chân những nhân viên tài năng.

Minh bạch và rõ ràng có nghĩa là cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về công ty, công việc; trả lời các thắc mắc của nhân viên một cách trung thực; tạo môi trường làm việc thoải mái; đối xử với nhân viên một cách công bằng với thái độ tôn trọng…

Đo lường và tối ưu employer branding

Sau khi thực hiện chiến lược employer branding, doanh nghiệp cần theo dõi, đo lường và tìm cách cải thiện. Trong quá trình này, bạn cần lưu ý đến các yếu tố như:

  • Trải nghiệm của ứng viên;
  • Tỷ lệ nhân viên giới thiệu về doanh nghiệp’
  • Chi phí tuyển dụng;
  • Tỷ lệ tương tác với thương hiệu trên mạng xã hội;
  • Chất lượng ứng viên được tuyển dụng;
  • Sự đa dạn trong lực lượng lao động;
  • ROI tuyển dụng dựa trên kết quả kinh doanh.

Employer branding được thực hiện bởi bộ phận nào?

Quá trình này cần sự góp mặt của nhiều bộ phận trong công ty, bao gồm:

  • Bộ phận nhân sự: là người chịu trách nhiệm chính về việc xây dựng employer branding. Nhiệm vụ của họ là xác định giá trị, văn hóa và môi trường làm việc cũng như các phúc lợi, đãi ngộ mà nhân viên có thể nhận được khi làm việc cùng công ty.
  • Bộ phận Marketing: là người chịu trách nhiệm truyền thông về thương hiệu nhà tuyển dụng đến các ứng viên thông qua các trang web, mạng xã hội, sự kiện…
  • Ban lãnh đạo công ty: họ là tấm gương trong việc thể hiện cam kết với thương hiệu nhà tuyển dụng. Họ truyền tải giá trị và văn hóa doanh nghiệp đến nhân viên đồng thời tạo ra môi trường làm việc lành mạnh.

Ngoài ra, các bộ phận khác như sản xuất, bán hàng, dịch vụ khách hàng cũng có thể đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng. Nếu phối hợp chặt chẽ với nhau, các bộ phận này có thể tạo được thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh mẽ, giúp công ty thu hút và giữ chân những nhân viên đầy tiềm năng.

Điều cần lưu ý khi xây dựng employer branding

  • Employer branding cần phù hợp và liên kết chặt chẽ với giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp;
  • Đảm bảo tính nhất quán từ quá trình tuyển dụng đến trải nghiệm làm việc, phát triển nhân viên;
  • Thông điệp minh bạch và phản ánh đúng giá trị, thực tiễn tại công ty;
  • Tạo môi trường làm việc lành mạnh, tạo cơ hội học tập và phát triển, đảm bảo sự hài lòng và gắn kết lâu dài của nhân viên;
  • Liên tục thu thập phản hồi và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.
  • Xác định các chỉ số, phương pháp đánh giá để đo lường hiệu quả và cải thiện theo thời gian.

Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu đươc employer branding là gì. Nếu bạn đang tìm kiếm thương hiệu nhà tuyển dụng uy tín và hiệu quả, CareerLink.vn là lựa chọn không thể bỏ qua. Với sự dày dặn kinh nghiệm và tinh thần chuyên nghiệp, CareerLink đã giúp hàng trăm doanh nghiệp tìm kiếm được các mảnh ghép phù hợp với nhu cầu của mình. Hãy liên hệ ngay hôm nay để được hỗ trợ nhé. 

Vân Phạm

Sao chép thành công