Kỹ năng viết CV cho người chưa có kinh nghiệm

Kỹ năng viết CV xin việc là yếu tố quan trọng hàng đầu nếu bạn muốn có một công việc dù bạn đang là học sinh cấp 3 muốn kiếm thêm tiền cho các chi tiêu của mình hoặc là sinh viên năm cuối sắp rời khỏi ngưỡng cửa nhà trường và chuẩn bị tự mình bươn chải cuộc sống. Bất kể trường hợp của bạn là gì, bạn có thể gặp khó khăn trong việc viết một CV thu hút mà không có phần kinh nghiệm làm việc. 

Đừng lo lắng! Bài viết sau đây sẽ chia sẻ các kỹ năng viết CV khi không có kinh nghiệm làm việc cùng với những phần bạn có thể dùng để thay thế kinh nghiệm làm việc cũng như các mẫu CV không có kinh nghiệm làm việc để bạn tham khảo.

I. Một số kỹ năng viết CV xin việc khi chưa có kinh nghiệm làm việc

1. Định dạng CV

Định dạng CV là cách trình bày CV của bạn. Các định dạng CV thường phụ thuộc vào mức độ kinh nghiệm làm việc mà bạn có. Nhưng làm thế nào khi bạn không có bất kỳ kinh nghiệm nào?

Đối với CV không có kinh nghiệm, thì một trong những kỹ năng viết CV là nên sử dụng định dạng CV ngược thời gian. Đây là định dạng phổ biến nhất và được nhà tuyển dụng ưa thích.

Các phần nên có trong CV ngược thời gian của bạn bao gồm:

– Tiêu đề: Thông tin liên hệ và Lời giới thiệu

– Học vấn

– Thực tập, hoạt động ngoại khóa, dự án, công việc tình nguyện (Những phần này sẽ thay thế kinh nghiệm làm việc của bạn)

– Kỹ năng

Hãy cùng đi qua từng phần này và tìm hiểu kỹ năng viết CV để bạn nổi bật giữa các ứng viên khác nhé.

a. Tiêu đề CV:

bao gồm thông tin liên lạc và lời giới thiệu về mục tiêu nghề nghiệp của bạn.

– Trong phần thông tin liên lạc, bạn nên đề cập đến các vấn đề như: họ và tên, số điện thoại, địa chỉ email, đường link dẫn đến trang web cá nhân (nếu có). Hãy chắc chắn sử dụng một email mang tính chuyên nghiệp như tên.họ@gmail. Tránh các email cho thấy sự chưa chín chắn của bạn như babygirl999@hotmail.

Để đảm bảo, hãy kiểm tra thật kỹ thông tin liên lạc của bạn. Bởi nhà tuyển dụng có thể sẽ không liên lạc được với bạn nếu có một lỗi đánh máy trong số điện thoại hoặc email của bạn.

– Lời giới thiệu là một tuyên bố ngắn, nơi bạn mô tả các mục tiêu và nguyện vọng nghề nghiệp của mình. Lời giới thiệu thường có tối đa 3 – 4 câu và bao gồm thông tin về lĩnh vực học tập, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến công việc, tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí này hoặc công ty này.

b. Học vấn:

Trong CV bình thường thì phần đầu tiên sẽ là kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, vì bạn chưa có kinh nghiệm nên sẽ đi tiếp đến phần học vấn.

Bạn nên bao gồm những gì trong phần Học vấn? Hãy liệt kê các thông tin sau: Tên bằng cấp, tên trường, thời gian học, điểm trung bình (tùy chọn), các khóa học liên quan.

Theo nguyên tắc chung, nếu bạn học tại một trường đại học danh tiếng, bạn có thể thêm tên của trường sau bằng cấp, chẳng hạn như: Cử nhân Quản trị kinh doanh – Đại học Kinh tế TPHCM. Bằng cách này, bạn sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng nhanh nhiều hơn. Đây là một kỹ năng viết CV mà bạn nên áp dụng để tăng hiệu quả tìm việc.

Lưu ý:

– Nên đưa vào CV nếu điểm trung bình của bạn trên 7.0

– Chỉ nên liệt kê các khóa học liên quan đến công việc ứng tuyển

– Hãy hãy bỏ qua các khóa học cơ bản. Sẽ không ai quan tâm đến lớp học Toán cao cấp của bạn.

c. Các phần để thay thế kinh nghiệm làm việc

Một kỹ năng viết CV khác khi không có kinh nghiệm làm việc là sử dụng các mục khác để lấp đầy khoảng trống trong hồ sơ xin việc làm của bạn như chương trình thực tập, công tác tình nguyện, hoạt động ngoại khóa

– Thực tập:

Bạn đã tham gia một chương trình thực tập liên quan đến vị trí bạn đang ứng    tuyển? Bây giờ là lúc để đề cập đến nó.

Các thông tin về chương trình thực tập của bạn nên bao gồm: vai trò thực tập, tên công ty, địa điểm và thời gian thực tập. Cụ thể hơn, bạn có thể liệt kê một số công việc đã thực hiện với tư cách là một thực tập sinh. Nếu bạn có bất kỳ thành tích hữu hình nào, hãy viết ra. Cuối cùng, hãy điều chỉnh các thành tích và trách nhiệm đó sao cho phù hợp với vị trí ứng tuyển.

– Các hoạt động ngoại khóa

Vẫn còn một tấn không gian trống trong CV của bạn? Một kỹ năng viết CV hữu hiệu nhất là bổ sung các hoạt động ngoại khóa. Cho dù chúng có liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển hay không, chúng vẫn thể hiện một điều: bạn làm việc chăm chỉ và có động lực.

Hãy tưởng tượng bạn là người quản lý nhân sự và bạn có 2 ứng viên sau:

A học trường X, điểm trung bình 8.0 nhưng không có bất kỳ hoạt động ngoại khóa, thực tập nào. B cũng học trường X, điểm trung bình 7.2, là chủ tịch câu lạc bộ sinh viên, thường tham gia tổ chức các sự kiện của câu lạc bộ.

Chắc chắn, A có thể đủ điều kiện, nhưng chúng ta không biết gì về A, ngoại trừ việc A là một sinh viên giỏi. Mặt khác, B có thể quản lý một nhóm, tổ chức các sự kiện. Vậy bạn sẽ chọn ai?

Nên liệt kê các hoạt động ngoại khóa trong CV của bạn theo thứ tự: Tên của hoạt động ngoại khóa, tên tổ chức hoặc nhóm, vai trò của bạn trong tổ chức, khoảng thời gian, giải thưởng hoặc thành tích đáng chú ý.

– Dự án:

Bạn có thể thêm bất kỳ dự án nào liên quan mà bạn đã tham gia trong thời gian ở trường (như dự án nghiên cứu, luận án tốt nghiệp hoặc phần mềm mà bạn đã phát triển trong khóa học phần mềm) hoặc nơi bạn thực tập.

Các dự án nên được trình bày theo thứ tự: Tên dự án, loại dự án, tổ chức liên quan, khoảng thời gian, các trách nhiệm và thành tích liên quan nếu có. Nếu có một bài báo đã đề cập đến các hoạt động của bạn, hãy nhớ đưa đường dẫn vào CV của bạn.

– Kỹ năng:

Có hai loại kỹ năng bạn có thể đưa vào CV không có kinh nghiệm làm việc là kỹ năng mềm và kỹ năng cứng.

Kỹ năng mềm là thuộc tính hoặc thói quen mô tả cách bạn làm việc. Chúng không cụ thể cho một công việc, nhưng gián tiếp giúp bạn thích nghi với môi trường làm việc như làm việc theo nhóm, lãnh đạo, sáng tạo… Kỹ năng cứng là các công cụ cụ thể, kiến ​​thức kỹ thuật và các kỹ năng đặc thù công việc khác. Chúng được ứng dụng trực tiếp vào công việc. Kỹ năng viết, lập trình, tính toán… đều là những ví dụ về kỹ năng cứng.

Vì vậy, những kỹ năng nào bạn nên đưa vào CV và cách viết kỹ năng trong CV xin việc thế nào?

Điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng vì là một người chưa có kinh nghiệm làm việc nên bạn cần tập trung vào các kỹ năng cứng. Bạn có thể tìm thấy các kỹ năng này trong mô tả công việc, ví dụ: chỉnh sửa video, photoshop, chụp ảnh… và liệt kê chúng bằng các gạch đầu dòng.

2. Các phần khác bạn có thể đưa vào CV khi không có kinh nghiệm

Một CV không có kinh nghiệm có một lợi thế, đó là có nhiều không gian. Một kỹ năng viết CV mà bạn nên được áp dụng trong trường hợp này là sử dụng các không gian này để làm nổi bật bản thân. Dưới đây là một số yếu tố khác bạn có thể đưa vào CV. 

· Thói quen và sở thích thể hiện niềm đam mê và sự quan tâm thực sự của bạn với công việc.

· Ngôn ngữ. Bạn có biết một ngôn ngữ thứ hai hay thậm chí là thứ ba? Hãy thêm thế mạnh này vào CV bởi các công ty hiện nay đều có xu hướng quốc tế hóa và họ đánh giá cao các ứng viên biết nhiều ngoại ngữ. Mặc dù vậy, đừng phóng đại sự thành thạo của bạn nhé.

·  Giải thưởng và Chứng nhận. Bạn đạt được giải thưởng cho một bài luận tuyệt vời trong cuộc thi hoặc chứng chỉ từ một khóa học trực tuyến? Hãy đưa vào CV của bạn.

II. Thực hành kỹ năng viết CV khi không có kinh nghiệm làm việc

Bạn vẫn còn thắc mắc hay không nên biết bắt đầu viết CV từ đâu? Dưới đây là mẫu CV không có kinh nghiệm làm việc có thể giúp bạn có thêm ý tưởng.

Nguyễn Thị A.

Nhân viên bán hàng

09xxx

anguyen@email.com

Linkedin/Facebook

Giới thiệu

Tôi là một sinh viên năng động và cá tính, vừa tốt nghiệp Cử nhân Truyền thông tại Đại học X. Với nền tảng lý thuyết vững chắc và kỹ năng tổ chức sự kiện, viết quảng cáo, tôi rất háo hức được tham gia vào công ty với vị trí là Nhân viên Marketing để giúp thiết lập mối quan hệ nhanh chóng và lâu dài với khách hàng, đồng thời hỗ trợ phát triển các chiến lược tiếp thị.

Học vấn

Từ năm 2016 đến hiện tại

Đại học X

Chuyên ngành báo chí

Điểm trung bình: 3,89

Các khóa học liên quan

Hành vi tiêu dùng

Xã hội học văn hóa

Cộng đồng ảo / Truyền thông xã hội

Thực tập

Marketing

Công tyABC – TPHCM

09/2019 – 12/2019

·         Phân tích các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau

·         Quản lý tài khoản truyền thông xã hội của công ty

·         Đăng nội dung quan tâm trên trang Facebook của công ty, tăng 25% tương tác

Hoạt động ngoại khóa và thành tích

Thư viện ABC – TPHCM

08/2017 – 02/2019

·         Thực hiện các hoạt động thư ký, như phân loại tài liệu, trả lời các cuộc gọi điện thoại.

·         Báo cáo tình hình đọc sách hàng tháng

     

Dự án

Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách cho sản phẩm…

11/2018 – 03/2019

Đề xuất các giải pháp tiếp thị nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng thêm khách hàng mới cho sản phẩm, phỏng vấn các khách hàng hiện tại và các bản khảo sát online.

Kỹ năng

Kỹ năng phân tích

Suy nghĩ sáng tạo

Giao tiếp trực tiếp và bằng văn bản

Kỹ năng tổ chức

Kỹ năng thuyết trình

Ngôn ngữ

Tiếng Anh giao tiếp

Tóm lại, kỹ năng viết CV của bạn sẽ được nâng cao nếu bạn chọn đúng dạng CV, đưa ra phần học vấn rõ ràng, tập trung vào kinh nghiệm liên quan và các kỹ năng chính cùng với đó là một đoạn giới thiệu hấp dẫn. Bên cạnh đó, hãy nhớ định dạng CV của bạn một cách ngắn gọn và dễ đọc nhất. Bằng cách sử dụng hướng dẫn này, bạn sẽ có thể tạo ra một CV có cấu trúc tốt giúp bạn có nhiều cơ hội đạt được công việc mơ ước.

Sao chép thành công