Mục Lục
Trong cuộc chạy đua khốc liệt trên thương trường, việc hiểu và áp dụng Marketing Mix đang trở thành một trong những yếu tố then chốt quyết định thành bại của các doanh nghiệp. Vậy, Marketing mix là gì mà lại có quyền năng to lớn đến vậy? Đáp án sẽ có trong bài viết dưới đây.
Marketing mix là gì?
“Marketing Mix hay Marketing hỗn hợp là tập hợp các công cụ mà một doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị của mình trên thị trường.”
Ban đầu, Marketing Mix dựa trên mô hình 4P. Các yếu tố trong Marketing mix 4p là gì? Đó là:
- Product (Sản phẩm): Đại diện cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này bao gồm các khía cạnh như tính năng, chất lượng, thiết kế và điểm độc đáo của sản phẩm.
- Price (Giá cả): Xác định giá trị của sản phẩm đối với khách hàng. Điều này bao gồm chiến lược giá, chiết khấu và các yếu tố khác liên quan đến giá.
- Place (Phân phối): Liên quan đến các kênh phân phối, vận chuyển sản phẩm, dịch vụ và quá trình mua sắm của khách hàng.
- Promotion (Quảng cáo): Bao gồm các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng như quảng cáo truyền hình, truyền thông xã hội, khuyến mãi và các chiến dịch tiếp thị.
Theo thời gian và sự phát triển của hoạt động tiếp thị, mô hình này đã mở rộng thành 7P, bổ sung ba yếu tố mới:
- Process (Quy trình): Tương ứng với quy trình và phương pháp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng với hiệu quả và hiệu suất cao nhất.
- People (Con người): Bao gồm các nhân tố liên quan đến nhân sự, từ nhân viên phục vụ đến đội ngũ hỗ trợ khách hàng. Con người đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt của quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là trong việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng.
- Physical Evidence (Bằng chứng vật lý): Thường dùng để chỉ các yếu tố vật lý hoặc bằng chứng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ như trang thiết bị hoặc các yếu tố khác thể hiện chất lượng và giá trị của sản phẩm.
Marketing Mix giúp các doanh nghiệp xác định chiến lược tiếp thị, tập trung vào các yếu tố quan trọng và tạo mối quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả. Việc sử dụng chính xác các yếu tố trong Marketing Mix có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa cơ hội tiếp cận thị trường và tạo nên chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Xem thêm: Tuyển Dụng Marketing tại Careerlink.vn
Vai trò của chiến lược Marketing Mix là gì?
Tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng
4P của Marketing Mix đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ của mỗi doanh nghiệp.
- Sản phẩm (Product):Sản phẩm là trái tim của mọi chiến lược tiếp thị. Thông qua quá trình nghiên cứu, Marketing Mix giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để phát triển sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu này. iPhone là một ví dụ điển hình khi thiết kế sáng tạo, tích hợp các tính năng tiện ích cùng những cải tiến từ màn hình Retina đến hệ thống camera đã biến iPhone thành một trong những dòng điện thoại thông minh được ưa chuộng nhất trên thế giới.
- Giá cả (Price):Giá cả có ảnh hưởng lớn đến doanh số bán hàng và lợi nhuận. Marketing Mix giúp định giá sản phẩm dựa trên giá trị mà nó mang lại cho khách hàng, cân nhắc giữa lợi nhuận và mức độ hấp dẫn đối với khách hàng.
- Phân phối (Place):Lựa chọn kênh phân phối thích hợp có thể thay đổi cách sản phẩm tiếp cận với khách hàng. Amazon là một bằng chứng khi họ sử dụng phân phối trực tuyến từ đồ điện tử cho đến thực phẩm tươi sống để mang đến sự tiện lợi cho khách hàng.
- Xúc tiến (Promotion):Chiến dịch quảng cáo và xúc tiến bán hàng giúp xây dựng nhận thức về sản phẩm và thúc đẩy hành vi mua hàng. Chiến dịch “Just Do It” của Nike là một ví dụ điển hình về cách một chiến dịch quảng cáo ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm và thương hiệu. Chiến dịch này không chỉ thúc đẩy thương hiệu mà còn truyền cảm hứng và tạo sự liên kết tinh thần giữa sản phẩm với người tiêu dùng.
Tạo lợi thế cạnh tranh
Marketing Mix cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Chất lượng, tính độc đáo của sản phẩm, chiến lược giá cả thông minh cùng những chiến dịch quảng cáo sáng tạo có thể tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của bạn, giúp bạn đánh bạ các đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ, hãng xe Tesla không chỉ nổi tiếng với việc sản xuất ra những chiếc xe điện, họ còn nổi tiếng với công nghệ tiên tiến và đặc biệt là tính năng tự lái. Điều này giúp họ tạo ra lợi thế cạnh tranh độc tôn và giữ chân khách hàng giữa một thị trường biến động không ngừng và luôn đòi hỏi tính sáng tạo cao.
Tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận
Marketing Mix giúp tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận bằng cách đảm bảo rằng bạn đang đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Thông qua việc hiểu rõ khách hàng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp, Marketing mix giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, từ đó tăng doanh số bán hàng và tăng lợi nhuận.
Bằng cách tối ưu hóa mọi khía cạnh, doanh nghiệp sẽ tự mình tạo nên những điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường mục tiêu. Ví dụ, chiến dịch quảng cáo sáng tạo giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng và dẫn họ đến cửa hàng hoặc ghé thăm trang web của bạn. Giá cả hợp lý giúp bạn giữ chân họ. Sản phẩm và dịch vụ đủ độc đáo sẽ khiến họ quay trở lại với bạn.
Cách thực hiện chiến lược marketing mix
Để đạt được kết quả tiếp thị tốt, bạn cần nắm rõ các bước thực hiện chiến lược marketing mix là gì.
Nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm
Sản phẩm phát triển tốt là yếu tố quan trọng trong bất kỳ chiến lược marketing nào. Để có được các sản phẩm như vậy, bạn cần nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu của người mua, giao tiếp với họ để tìm ra điểm yếu nào cần cải thiện, theo dõi xu hướng trong ngành hoặc tạo ra các chương trình dùng thử để nhận được các phản hồi thực tế và biết được sản phẩm có thực sự giải quyết vấn đề của khách hàng hay không.
Xác định giá
Để đưa ra mức giá hợp lý cho sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn cũng cần tham khảo thị trường, gặp gỡ các chuyên gia tài chính, cộng tác với nhóm bán hàng… Đừng quên tính đến giá trị khi xác định giá cả. Ngay cả khi sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không tốn nhiều chi phí để sản xuất, bạn vẫn có thể tăng giá sản phẩm của mình nhiều hơn nếu ít gặp cạnh tranh và mang lại lợi ích không thể thay thế cho khách hàng.
Chọn kênh phân phối
Sản phẩm nên được bán ở đâu, ở các cửa hàng của doanh nghiệp, ở các nhà phân phối hay trực tuyến. Bạn cần giải quyết tốt các vấn đề này trước khi chuyển đến các hoạt động khuyến mãi.
Chọn chiến thuật quảng cáo
Cuối cùng, đã đến lúc quảng bá sản phẩm của bạn. Mặc dù đây có lẽ là yếu tố gắn liền nhất với tiếp thị nhưng điều quan trọng là yếu tố này phải được hoàn thành sau cùng vì bạn cần có nền tảng về sản phẩm, giá cả và địa điểm trước khi xác định chiến thuật quảng cáo.
Các hình thức quảng cáo bao gồm blog, tạo nội dung và xây dựng trang web, Facebook, Instagram, YouTube hoặc trên TV hay các sự kiện hoặc thông qua người nổi tiếng… Dù chọn nội dung hay phương pháp quảng cáo nào thì cũng cần đảm bảo nó phù hợp với đối tượng bạn đang hướng đến.
Mục tiêu cuối cùng của Marketing mix là gì? Nó không chỉ đơn giản là tiếp thị một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đấy mà là tạo ra giá trị bền vững cho khách hàng và doanh nghiệp, qua đó tăng doanh số bán hàng và thu lợi nhuận, giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra trong thời gian ngắn nhất.
Trang Đoàn