Mục Lục
Kỹ sư là gì? Kỹ sư là danh từ dùng để chỉ nghề nghiệp của những người làm việc trong ngành kỹ thuật.
Ngày nay, chúng ta thường nghe rất nhiều đến chức danh kỹ sư và họ hiện diện ở bất cứ đâu trong đời sống hàng ngày. Vậy, bạn có bao giờ tự hỏi kỹ sư là gì và thế giới của những kỹ sư đó rộng lớn nhường nào? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng CareerLink giải đáp những thắc mắc này nhé!
Kỹ sư là gì?
“Nói một cách dễ hiểu thì kỹ sư là danh từ dùng để chỉ nghề nghiệp của những người làm việc trong ngành kỹ thuật.”
“Kỹ” ở đây chính là kỹ thuật, còn “sư” là thầy, có nghĩa kỹ sư là cách gọi những người có chuyên môn cao trong nhóm ngành kỹ thuật.
Kỹ sư thường được đào tạo với trình độ thấp nhất là bậc đại học. Rất nhiều ứng dụng/ sản phẩm được phát minh bởi các kỹ sư đã góp phần đem lại ánh sáng văn minh cho nhân loại và giúp loài người có bước phát triển nhảy vọt trong thời đại.
Công việc chính của kỹ sư là gì?
Kỹ sư ở các lĩnh vực khác nhau cũng sẽ đảm nhận những công việc hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, nhiệm vụ chung của họ đều là áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hoặc trực tiếp nghiên cứu, phát minh, sản xuất và vận hành các loại máy móc điện tử, dây chuyền công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Từ những nhiệm vụ cao cả này, các kỹ sư đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện đời sống, sinh hoạt của con người, đồng thời nâng cao năng suất, tiết kiệm thời gian và chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức/ doanh nghiệp, từ đó trở thành nền tảng vững chắc để thúc đẩy kinh tế xã hội ngày càng phát triển.
Điểm danh 9 ngành nghề kỹ sư hấp dẫn nhất hiện nay
Kỹ sư cơ khí
Là ngành nghề kỹ sư lâu đời nhất và có tính ứng dụng cao nhất ở thời điểm hiện tại, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước với cơ hộ và triển vọng nghề nghiệp cực lớn. Với những ai yêu thích công việc sáng chế máy móc thì kỹ sư cơ khí chắc chắn là lựa chọn lý tưởng nhất vì bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về chế tạo máy.
Kỹ sư cơ khí chính là những người thiết kế, chế tạo máy móc trong các lĩnh vực cực kỳ “cao siêu” như máy bay, ô tô, hệ thống nhiệt, robot,..
Kỹ sư phần mềm
Cuộc cách mạng 4.0 đã thành công xây nên đế chế của công nghệ số và hiển nhiên, kỹ sư phần mềm chính là những nhân tố được săn đón hàng đầu trong thời đại này. Nhiệm vụ chính của họ là tìm hiểu nhu cầu của người dùng và thiết kế ra những phần mềm, những hệ thống trên máy tính có khả năng thoả mãn nhu cầu đó. Để làm được điều này, họ cần phải có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành cũng như ứng dụng các kỹ thuật toán học, khoa học, thiết kế,…
Xem thêm: Việc Làm Kỹ Sư tại Careerlink
Kỹ sư y sinh
Kỹ sư y sinh có lẽ là một khái niệm khá xa lạ với nhiều người nhưng “công nghệ sinh học” thì lại vô cùng quen thuộc đúng không nào? Kỹ sư y sinh là lựa chọn hàng đầu dành cho những bạn trẻ yêu thích lĩnh vực y tế nhưng lại không muốn theo đuổi giấc mơ bác sĩ.
Trở thành một kỹ sư y sinh, bạn sẽ được vận dụng toàn bộ các kiến thức toán, hóa, sin và dựa trên những nguyên lý cơ bản trong kỹ thuật để đưa ra các giải pháp trong y học, sinh học, tạo nên các dụng cụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục bệnh của con người.
Kỹ sư hàng không vũ trụ
Kỹ sư là gì đã không còn là câu hỏi khó nhưng bạn có biết kỹ sư hàng không vũ trụ là gì không?
Có thể khẳng định đây là một trong những lĩnh vực phức tạp nhất trong các ngành kỹ sư và cũng là giấc mơ của rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Công việc chính của họ là phân tích, thiết kế và phát triển các loại máy bay thương mại, máy bay quân sự, tên lửa và tàu vũ trụ ngày càng an toàn và tiện lợi hơn, giúp rút ngắn khoảng cách, thời gian di chuyển, đặc biệt khiến việc chinh phục vũ trụ không còn là giấc mơ hoang đường của loài người.
Kỹ sư hàng hải
Toàn bộ máy móc, thiết bị xuất hiện trên những con tàu, thuyền buồm trên biển đều do kỹ sư hàng hải trực tiếp tạo nên. Công việc của họ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận hành và sự an toàn của các thuyền viên trên tàu bởi vì nhiệm vụ của họ là nghiên cứu và tạo nên những máy móc hiện đại, tân tiến, phù hợp với nhu cầu sử dụng của các thuỷ thủ.
Kỹ sư hạt nhân
Nghe tên gọi bạn đã có thể xác định được đây là ngành nghề yêu cầu trình độ cao và phức tạp nhất trên thế giới đúng không nào? Nhiệm vụ của những kỹ sư hạt nhân chính là nghiên cứu về năng lượng bức xạ và hạt nhân – một lĩnh vực vô cùng học thuật và cao siêu. Với đặc thù công việc như vậy, môi trường làm việc của họ hiển nhiên là các nhà máy điện hạt nhân, các viện nghiên cứu,… nơi mà chúng ta thường bắt gặp trong các siêu phẩm điện ảnh của Hollywood.
Kỹ sư hóa học
Cái tên kỹ sư hóa học có vẻ không quá gần gũi với đại chúng nhưng sự thật là họ đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả những sản phẩm công nghiệp mà chúng ta đang sử dụng. Từ những loại thức ăn, nước uống đóng chai cho đến các sản phẩm như ô tô, máy tính,… đều có sự góp mặt của các kỹ sư hoá học trong quá trình nghiên cứu và sản xuất.
Kỹ sư xây dựng
Kỹ sư xây dựng có lẽ là nghề nghiệp quen thuộc nhất đối với bất cứ ai trong chúng ta. Từ ngôi nhà mà chúng ta đang ở cho đến các công trình cầu đường, trường học, bệnh viện hay các tòa cao ốc chọc trời,… đều do bàn tay tài hoa và khả năng thiết kế xuất chúng của họ tạo dựng nên.
Kỹ sư điện tử
Là người nghiên cứu tất cả những vấn đề liên quan đến thiết bị điện tử, đồng thời trực tiếp thiết kế và sản xuất các thiết bị máy móc, bộ vi xử lý và mạch tích hợp điện tử,… để phục vụ cho các ngành nghề khác.
Bài viết trên đây đã giải mã câu hỏi kỹ sư là gì, đồng thời giới thiệu đến bạn 9 ngành nghề kỹ sư vô cùng hấp dẫn và được săn đón nhất hiện nay. Để trở thành một kỹ sư giỏi, đừng quên rằng bạn cần có đam mê đối với công việc mà mình hướng đến và đương nhiên, yêu thích thôi chưa đủ, điều mà bạn cần nhất vẫn là năng lực.
Trang Đoàn