Kickstarter là gì? Điều kiện và cách tham gia Kickstarter

Trên thế giới, Kickstarter đang phát triển mạnh mẽ và mang lại thành công cho các nhà khởi nghiệp. Nhưng tại Việt Nam, Kickstarter là một khái niệm khá mới mẻ, rất ít người biết đến. Vậy Kickstarter là gì, lợi ích mang lại thế nào, phương thức hoạt động ra sao… Chi tiết nội dung sẽ được trình bày cụ thể dưới đây.

Kickstarter là gì? Điều kiện và cách tham gia Kickstart thế nào?

Kickstarter là gì?

Kickstarter là một nền tảng crowdfunding (hình thức gọi vốn cộng đồng), và đối tượng tham gia là các nhà đầu tư và các startup phạm vi toàn cầu.

Các cá nhân, công ty khởi nghiệp có thể đưa dự án của mình lên Kickstarter với mục đích để kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư qua mạng internet.

Hình thức gọi vốn qua Kickstarter công khai nên bất kỳ nhà đầu tư nào có nhu cầu sẽ lên đó để tìm dự án hợp tác, góp vốn. Trên Kickstarter có nhiều lĩnh vực khác nhau để các nhà kinh doanh có thể lựa chọn như: công nghệ, game, nghệ thuật, âm nhạc, thực phẩm, đồ thủ công…

Thực tế trên thế giới có rất nhiều người đã tìm hiểu và quan tâm tới các nhân vật nổi tiếng qua platform. Và đã có những startup thành công, tạo nên tiếng vang lớn trong ngành với mô hình này. Những startup nổi tiếng dựa vào nền tảng Kickstarter có thể kể đến như HidrateMe, Code4Startup, Jelly Galaxy…

So với hình thức gọi vốn truyền thống có nhiều phức tạp như: phải có dự án cụ thể, chứng minh nhiều vấn đề liên quan về tài chính… thì Kickstarter khá khác biệt, nó có nhiều ưu điểm vượt trội, dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng.

Điểm nổi bật của Kickstarter

Đến đây, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ về khái niệm Kickstarter là gì. Vậy ưu điểm nổi bật của hình thức gọi vốn cộng đồng này là những gì, xin mời cùng tìm hiểu tiếp theo.

Cũng giống như các platform khác, Kickstarter mang đến rất nhiều cơ hội cho các dự án của các startup. Ưu điểm đáng kể đầu tiên của hình thức góp vốn cộng đồng chính là mang lại nguồn vốn đầu tư cho các dự án. Và không chỉ có ở số vốn kêu gọi được mà người khởi nghiệp còn nhận được nhiều lợi ích khác như kinh nghiệm quản trị rủi ro, cách thực hiện dự án để thành công….

Các nhà đầu tư trên Kickstarter sẽ góp vốn để nhận hoa hồng bằng tiền hoặc mua sản phẩm trực tiếp từ các startup. Có thể nói hình thức gọi vốn Kickstarter giống như kêu gọi vốn gây quỹ hơn là bán cổ phần. Khi mà dự án của startup gọi vốn thành công thì toàn bộ số tiền đó được chuyển vào tài khoản của người sở hữu dự án đó để tiếp tục thực hiện công việc sản xuất, kinh doanh. Còn trong trường hợp startup kêu gọi vốn không thành công thì số tiền sẽ được hoàn trả cho từng nhà đầu tư.

Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể trở thành khách hàng tiềm năng của dự án. Vậy nên mối lo ngại lớn nhất của những startup về khâu sản xuất và khách hàng cũng đã phần nào giải quyết được.

Một điểm đặc biệt nữa của Kickstarter là có nhiều nhà đầu tư trở thành founder của các startup nổi tiếng. Vì thế nên, với mô hình gọi vốn cộng đồng này, các nhà khởi nghiệp sẽ nhận được nhiều cơ hội, những góp ý có giá trị và giúp nhận biết những sai lầm để tránh mắc phải.

Phương thức hoạt động của Kickstarter

Kickstarter hoạt động theo phương thức nào cũng là điều được nhiều người quan tâm, nhất là các startup. Cụ thể là trước khi đưa dự án lên Kickstarter để gọi vốn đầu tư thì bắt buộc nhà khởi nghiệp phải xác định được mức vốn, thời gian thực hiện như thế nào.

Khoảng thời gian dự án Kickstarter tính từ lúc bắt đầu tới khi kết thúc chỉ từ 30 – 40 ngày. Số tiền nhà khởi nghiệp nhận được từ nhà đầu tư về dự án phải bằng hoặc cao hơn mức vốn đề xuất từ ban đầu.

Để thu hút các nhà đầu tư, các startup trên Kickstarter cần phải đưa ra những ý tưởng độc đáo, hấp dẫn, chứng minh tiềm năng và thế mạnh của sản phẩm, dịch vụ cần đầu tư vốn. Trong quá trình kêu gọi góp vốn, các chủ dự án sẽ nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Vì thế, các chủ dự án cần xem lại và có thể phải thay đổi một số chi tiết phù hợp với yêu cầu. Thêm vào đó là phải gửi phần thưởng để thay lời cảm ơn tới họ.    

Khi kêu gọi vốn cho dự án thành công thì 5% hoa hồng trên tổng số tiền đầu tư sẽ phải hoàn trả cho Kickstarter. Còn 95% sẽ được giao cho cá nhân/công ty khởi nghiệp và họ có trách nhiệm chia lãi hoặc trả bằng phần thưởng cho nhà đầu tư theo như đã cam kết ban đầu. Và Kickstarter sẽ hỗ trợ người dùng bằng cách đưa ra những quy định, điều khoản chặt chẽ để tránh tình trạng bị lừa đảo.

Điều kiện tham gia và cách sử dụng Kickstarter là gì?

Những lợi ích của Kickstarter mang lại khiến mô hình crowdfunding này ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhiều startup muốn nắm bắt và giành được cơ hội kêu gọi vốn đầu tư qua Kickstarter cho mình nhưng chưa biết điều kiện và cách thức tham gia như thế nào. Câu trả lời là:

Để tham gia Kickstarter bạn cần đáp ứng được những điều kiện sau:

– Là người có đủ 18 tuổi trở lên, đang sinh sống tại các quốc gia được Kickstarter hỗ trợ.

– Có ID, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ chính ở quốc gia nơi người cần tham gia Kickstarter đang sinh sống.

Hướng dẫn sử dụng Kickstarter

Khi đã đáp ứng đủ yêu cầu, người dùng sẽ dễ dàng truy cập vào Kickstarter và bắt đầu các thao tác. Người dùng sẽ phải tạo tài khoản Kickstarter để có thể thiết lập dự án của mình trên nền tảng này. Quá trình tạo tài khoản phải tuân thủ đúng theo các điều khoản Kickstarter.

Khi đăng tải dự án lên nền tảng này thì startup sẽ được đội ngũ nhân viên Kickstarter hỗ trợ chi tiết. Nhà khởi nghiệp sẽ lưu lại dự án, nhập mục tiêu gọi vốn và trình bày cụ thể về dự án đó.

Bước cuối cùng là startup cần lên kế hoạch chạy dự án, thu hút vốn từ các nhà đầu tư.

Có nên sử dụng Kickstarter hay không?

Do mô hình Kickstarter này ít phổ biến, nên vẫn có những nghi vấn rằng không biết có nên sử dụng hình thức gọi vốn này không. Qua những thông tin mà chúng tôi tham khảo và tổng hợp thì các nhà khởi nghiệp nên lựa chọn mô hình Kickstarter vì:

Kickstarter là hình thức kêu gọi vốn cộng đồng nhanh chóng. Các nhà đầu tư có thể tham khảo dự án vì nó được công khai ở trên nền tảng này. Các thông số liên quan tới số vốn, người tham gia… đều được hiển thị rõ từ đó

Trong số những người đã khởi nghiệp thành công nhờ sử dụng Kickstarter thì họ cũng đã từng phải nếm trải những thất bại. Vậy nên, nếu có dự án riêng cho bản thân mình, bạn cần biết cách nghiên cứu, sáng tạo, có nhiều sự hấp dẫn thì sức hút về dự án của bạn có khá nhiều. Đặc biệt có thể nhận được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư lớn.

Đây chính là lý do và là động lực để bạn có thể tham khảo và lựa chọn mô hình crowdfunding dành cho mình. Từ đó, startup có thể nắm bắt và giành được cơ hội cho mình khi kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư qua Kickstarter.

Hi vọng rằng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Kickstarter là gì, ưu nhược điểm và lợi ích khi tham gia vào Kickstarter để có lựa chọn phù hợp.

Thúy Vui

Sao chép thành công