Học viện là gì? Học đại học hay học viện tốt hơn?

Học viện là gì, học học viện hay đại học tốt hơn là thắc mắc của rất nhiều em học sinh đang trong quá trình chọn trường sau khi tốt nghiệp cấp 3. Để các bạn học sinh có quyết định đúng đắn cho bản thân mình, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé. 

Học viện là gì? Học đại học hay học viện tốt hơn?

Học viện là gì? Học viện tiếng Anh là gì?

“Học viện tiếng Anh là Academy – là một tổ chức giáo dục có cấp bậc cao hơn, tiếp nối trung học phổ thông.”

Trong quá trình học, sinh viên được tập trung nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực đã chọn: ngoại giao, quân sự, công an, ngân hàng, tài chính, âm nhạc… Sinh viên tốt nghiệp học viện hay đại học đều được gọi là cử nhân. 

Ví dụ: học viện Ngân hàng không chỉ học về ngân hàng mà còn được nghiên cứu chuyên sâu hơn về ngành này. Đây là điều ít thấy tại các trường đại học. 

Sinh viên của học viện sẽ được lựa chọn và chia ngành/ nghề đã chọn và theo tín chỉ. Thời gian học tập ít nhất 4 năm hoặc có thể dài hơn tùy thuộc vào ngành nghề đã đăng ký.

Học viện và đại học có điểm gì khác nhau?

Điểm giống nhau của 2 loại hình đào tạo này cùng là học sinh tốt nghiệp THPT, hình thức tuyển sinh: thi hoặc xét tuyển. 

Còn những điểm khác nhau giữa đại học và học viện là gì, câu trả lời sẽ được trình bày dưới đây:

Học viện:

  • Vì là tập trung nghiên cứu về 1 lĩnh vực nên số lượng ngành học của học viện ít hơn đại học.
  • Thời gian học ở học viện kéo dài 5 – 7 năm. Một số ngành nghề đặc biệt yêu cầu sinh viên phải học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ và thời gian học sẽ lâu hơn nữa.
  • Học ở học viện dành cho những người thích nghiên cứu, đi sâu tìm tòi vào một chuyên mục cụ thể.
  • Được tiếp cận lượng kiến thức rộng, sâu và rất nặng. Tự mở rộng đào sâu và phân tích lý thuyết theo phương pháp học thuật.

Đại học:

  • Số lượng các chuyên ngành học đại học rất nhiều. Điều này giúp các bạn học sinh lựa chọn ngành học dễ dàng. 
  • Thời gian học đại học ngắn hơn chỉ từ 4 – 6 năm.
  • Học đại học dành cho những bạn yêu thích phương pháp học lý thuyết đi đôi với thực hành, muốn khám phá bản thân.
  • Kiến thức chung, không đi sâu. Sinh viên tự thực hành bằng cách đi thực tập…

Học ở học viện có tốt hơn đại học không?

Qua phân tích trên, các bạn đã nắm rõ về sự khác nhau giữa học đại học và học viện là gì. Mỗi một hình thức học lại có điểm mạnh và yếu riêng nên mọi sự so sánh đều khập khiễng. Vì thế, không thể đưa ra kết luận cụ thể rằng học học viện tốt hơn đại học hay học đại học tốt hơn học viện.

Cánh cửa giảng đường đại học/học viện rộng mở với những bạn có học lực tốt, có sự chăm chỉ, cố gắng trong quá trình học tập. Vì thế, lời khuyên dành cho các bạn học sinh là cần nỗ lực, bứt phá bản thân, tập trung học, trau dồi kiến thức từ khi còn học ở mái trường phổ thông. 

Bởi khi đã tích lũy lượng kiến thức tốt thì kết quả thi sẽ cao và chạm được ước mơ của mình. Chỉ có học tốt mới quyết định được bạn nên đăng ký thi/xét tuyển và học ở trường nào, ngành gì.

Chọn học học viện hay đại học còn dựa vào sở thích của bản thân từng học sinh. Chỉ bạn mới hiểu được mình thích gì, muốn gì và có đam mê về lĩnh vực gì. Khi đã nhận định chính xác sở thích thì bạn mới có hứng thú học, khả năng tiếp thu bài giảng một cách nhanh nhất. 

Bằng cấp của học viện gọi là gì?

Tuy học viện và đại học là loại hình tổ chức đào tạo khác nhau nhưng bằng cấp lại là như nhau. Văn bằng của cả 2 trường này đều do Bộ giáo dục và Đào tạo ký và đóng dấu. 

Đáng kể là tấm bằng đại học và học viện đều có giá trị ngang nhau, có giá trị vĩnh viễn và có hiệu lực trên toàn quốc. Khi đi xin việc, các nhà tuyển dụng không phân biệt bằng cho trường đại học hay học viện cấp mà họ chỉ chú ý vào bằng loại gì, có đúng chuyên môn với vị trí tuyển dụng không. 

Những ai nên đăng ký học học viện? 

Nếu bạn thích thú với một lĩnh vực nào đó, muốn đi sâu vào nghiên cứu thì lựa chọn học viện là tốt nhất. Hình thức đào tạo của học viện là tập trung nghiên cứu chuyên sâu, mở rộng kiến thức về một lĩnh vực, ngành học cụ thể về mặt lý thuyết. Do đó, sinh viên học viện sẽ bị hạn chế về mặt phát triển các kỹ năng liên quan đến ngành học. 

Bởi vì chương trình học của học viện là lý thuyết chuyên ngành nên sinh viên phải thích lý thuyết và chịu áp lực do lượng kiến thức nhiều, thời gian đầu tư vào học tập lớn.

Thường thì sau khi tốt nghiệp, sinh viên các học viện ra làm việc tại các cơ quan, tổ chức, các viện nghiên cứu… Bởi vì tính ứng dụng các ngành học trong học viện không cao. Do đó, sinh viên sau khi ra trường phải mất nhiều thời gian rèn luyện kỹ năng nếu muốn tìm được công việc tốt khác với việc nghiên cứu. 

Thế nên là nếu là người không có tính kiên trì, không chịu được áp lực thì hãy cân nhắc trước khi đăng ký học tại học viện. 

Danh sách các học viện tốt nhất hiện nay

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều học viện có chất lượng tốt, đa dạng ngành nghề và chương trình đào tạo chuyên sâu. Đó là: 

Học viện Kỹ thuật Quân sự 

Học viện Kỹ Thuật Quân Sự là trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ, chỉ huy tham mưu kỹ thuật cho ngành quân đội với trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Đồng thời, Học viện còn có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ quân sự, kết hợp nghiên cứu và triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ với sản xuất….

Hình thức xét tuyển các khối A00 và A01.

Học viện Cảnh sát 

Là nơi đào tạo ngành Công an hàng đầu, học viện Cảnh Sát chuyên đào tạo sĩ quan cảnh sát có trình độ đại học và sau đại học. Hình thức xét tuyển các khối A00, A01, C00 và D01.

Học viện An ninh

Học viện An ninh có trách nhiệm đào tạo nhân sự có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đại học và sau đại học. Nghiên cứu khoa học về An ninh đảm bảo phục vụ công tác giữ gìn trật tự, an ninh xã hội.

Hình thức xét tuyển các khối A00, A01, C00 và D01.

Học viện Quốc phòng

Đây là trường chuyên huấn luyện và đào tạo cán bộ, sĩ quan cao cấp, cán bộ khoa học quân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Hầu hết các tướng lĩnh của Quân đội Việt Nam đều học tại trường này.

Hình thức xét tuyển các khối A00, A01, C00 và D01.

Học viện ngoại giao Việt Nam

Học viện Ngoại giao là cái nôi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành ngoại giao, đối ngoại của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế. Học viện có hệ đào tạo đại học, sau đại học, bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại cho các cán bộ.

Hình thức xét tuyển các khối A01 (Toán, Lý, Anh), D01 và D07.

Học viện Ngân hàng

Đơn vị đào tạo phần lớn nhân sự của các ngân hàng tại Việt Nam chính là Học viện Ngân hàng – ngôi trường hàng đầu về khối ngành Ngân hàng, Kinh tế – Tài chính, Marketing, quản trị kinh doanh…

Hình thức xét tuyển các khối A00, A01, D01, D07, xét điểm học bạ.

Học viện Tài chính 

Học viện Tài chính là một trong những trường cung cấp nguồn nhân lực khối kinh tế hàng đầu tại Việt Nam, nổi tiếng với thế mạnh đào tạo chuyên sâu về ngành Tài chính – Kế toán.

Hình thức xét tuyển các khối A00, A01, D01, D07, xét điểm học bạ.

Ngoài ra, còn có các học viện khác như: học viện Hành chính Quốc gia, học viện Báo chí và Tuyên truyền, học viện Nông nghiệp Việt Nam, học viện Hàng không Việt Nam, học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông và học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam…

Hy vọng, qua bài viết này bạn đọc đã hiểu được học viện là gì, học viện và đại học có điểm khác nhau như thế nào, những ai nên chọn học học viện, để từ đó có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân mình. 

Đừng quên ghé thăm CareerLink mỗi ngày để tham khảo những nội dung hữu ích và những việc làm hấp dẫn nhé. 

Thúy Vui

Về Tác Giả

CareerLink

Sao chép thành công