Mục Lục
Hành vi tổ chức có vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên có khá nhiều người vẫn chưa biết đến hành vi tổ chức là gì. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể khái niệm, tầm quan trọng, chức năng và mục tiêu mà hành vi tổ chức hướng đến để bạn đọc hiểu rõ hơn.
Hành vi tổ chức là gì?
“Hành vi tổ chức (Organizational Behavior) là việc nghiên cứu có hệ thống về hoạt động và hiệu suất của cá nhân/nhóm trong cùng một doanh nghiệp/tổ chức/cộng đồng.”
Nghiên cứu về hành vi tổ chức được bắt đầu từ năm 1920 do Western Electric thực hiện với người lao động trong nhà máy Hawthorne Works của mình.
Hành vi tổ chức nhằm mục đích hình thành và phát triển các mối quan hệ giữa nhân viên với lãnh đạo/quản lý của tổ chức/doanh nghiệp trở nên tốt đẹp hơn. Thông qua đó sẽ xác định được những tác động của hành vi đối với cấu trúc, hiệu suất công việc, quá trình giao tiếp hay động lực, khả năng lãnh đạo… từ đó sẽ đưa ra phương pháp phát triển thực tế hơn. Bởi mỗi một doanh nghiệp/tổ chức lại có những đối tượng, phương thức hoạt động, cách lãnh đạo khác nhau.
Hành vi tổ chức gồm những yếu tố nào?
Hành vi tổ chức gồm những yếu tố nào? Dưới đây là câu trả lời cụ thể cho các bạn:
Hành vi tổ chức gồm có 4 yếu tố chính sau đây:
Yếu tố con người (nhân sự)
Con người (nhân sự) là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất đối với bất kỳ một công ty/doanh nghiệp nào. Những nhân sự trong doanh nghiệp sẽ gồm cá nhân hoặc những nhân sự trong đội nhóm đều có sự liên quan chặt chẽ, mật thiết với nhau, đảm bảo mọi dự án, nhiệm vụ được hoạt động và hoàn thành tốt.
Yếu tố cơ cấu
Cơ cấu (cấu trúc) là yếu tố giúp chúng ta xác định được vai trò, mối quan hệ của các nhân sự trong doanh nghiệp. Mọi công việc đều được phân công một cách cụ thể, rõ ràng.
Ví dụ người làm Giám đốc có nhiệm vụ điều hành chung, người làm trưởng phòng/trưởng bộ phận, quản lý và những người làm vị trí nhân viên, công nhân…
Yếu tố môi trường bên ngoài
Một trong những yếu tố rất quan trọng trong hành vi tổ chức đó là là môi trường bên ngoài. Các công ty hoạt động trong xã hội sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài như chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, pháp luật…
Nhìn chung, các yếu tố của môi trường bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện làm việc, thái độ của nhân viên của doanh nghiệp.
Yếu tố công nghệ
Với sự phát triển khoa học công nghệ mạnh mẽ như hiện nay thì hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều chú trọng đến việc áp dụng và cải tiến các ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.
Nhờ có yếu tố này đã giúp các doanh nghiệp, nhà quản trị phân bổ đồng đều công việc, nhân sự, giúp giảm đáng kể độ khó và độ phức tạp trong quá trình làm việc.
Tầm quan trọng của hành vi tổ chức với doanh nghiệp
Trong mỗi doanh nghiệp, hành vi tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là góp phần trong việc quản lý nhân sự hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển vững mạnh. Cụ thể là:
– Hành vi tổ chức tạo sự gắn kết giữa nhân viên với doanh nghiệp dựa trên cơ sở tôn trọng và những lợi ích mang lại cho nhân viên, đảm bảo mục tiêu và các giá trị tạo ra cho doanh nghiệp.
– Hành vi tổ chức có vai trò trong việc đảm bảo sự tin tưởng cho nhân viên với đội ngũ quản lý, lãnh đạo của doanh nghiệp.
– Giúp các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về thái độ, năng lực làm việc của nhân viên, đội nhóm. Dựa vào đó để có thể đưa ra các chính sách, phương thức điều hành phù hợp, khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới, gia tăng động lực tạo sự phấn đấu, cống hiến của nhân viên.
– Tạo lập được môi trường làm việc tốt, đem lại hiệu quả công việc cao dựa trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm, gắn kết, nỗ lực giữa các nhân viên trong doanh nghiệp.
Những chức năng cơ bản của hành vi tổ chức
Ở trên, các bạn đã nắm được khái niệm, tầm quan trọng của hành vi tổ chức là gì. Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về những chức năng cơ bản của hành vi tổ chức nhé.
Chức năng lập kế hoạch
Chức năng đầu tiên của hành vi tổ chức đó là lập kế hoạch. Việc sử dụng chức năng này nhằm mục đích nhắm thẳng vào mục tiêu công việc trong tương lai; giúp người quản lý tính toán trước sự việc và lường trước được kết quả công việc, giúp xác định sức ảnh hưởng đến tổ chức và hướng đến các hành động thực hiện.
Nhưng do chỉ mang dự đoán nên nhiều lúc kết quả thực hiện sẽ không đạt được như kế hoạch đề ra. Vì thế nên, người quản lý cần dựa vào các tình huống thực tế để đưa ra các cách giải quyết phù hợp với từng phương án.
Chức năng tổ chức công việc
Thông qua nghiên cứu hành vi tổ chức sẽ giúp nhà quản lý/lãnh đạo của doanh nghiệp nắm rõ điểm mạnh điểm yếu của từng cá nhân và mỗi phòng ban/đội nhóm, từ đó sẽ giúp quá trình định hướng, lên kế hoạch phù hợp với những sự kiện/dự án sắp diễn ra.
Hỗ trợ cho nhà quản lý/lãnh đạo doanh nghiệp
Những kiến thức thu được sau quá trình nghiên cứu hành vi tổ chức sẽ giúp các nhà quản lý/lãnh đạo dự đoán được những hành vi của nhân viên khi có sự thay đổi trong công ty. Điều này cho phép họ tìm ra cách tiếp cận phù hợp trong quản lý và chủ động xử lý nếu có những tình huống gây ảnh hưởng tới các hoạt động của công ty.
Kiểm soát các hoạt động
Đôi khi cụm từ “kiểm soát” nghe có vẻ cực đoan hay “cực kỳ tiêu cực” bởi có không ít bạn đọc nghĩ đây là hoạt động kiểm soát hành vi của nhân viên và là sự xúc phạm đến cá nhân.
Nhưng thực tế đây không phải là sự kiểm soát về mặt nhân quyền cá nhân. Mà hoạt động kiểm soát này của những nhà quản lý/lãnh đạo chỉ sử dụng quyền lực của mình để quan sát và theo dõi những hoạt động trong doanh nghiệp. Nếu có vấn đề nào xảy ra thì họ sẽ bảo vệ và ngăn chặn kịp thời những điều bất lợi tác động đến doanh nghiệp.
Vì vậy, hiện nay chức năng kiểm soát được nhiều cơ quan/doanh nghiệp áp dụng ngày càng nhiều. Nó được coi là chức năng quan trọng nhất trong hành vi tổ chức nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả công việc.
Hành vi tổ chức có những mô hình nào?
Hiện tại, hành vi tổ chức có những mô hình sau:
Mô hình chuyên quyền
Đây là mô hình quản lý tập trung vào quyền lực, buộc nhân viên phải tuân theo sự chỉ đạo và điều hành của cấp quản lý. Do mô hình này có nhiều nhược điểm như: không tạo ra môi trường làm việc bình đẳng, không tối đa hóa hiệu suất công việc của cá nhân và làm giảm hiệu quả công việc. Thế nên, chỉ một số ngành có tính chất đặc thù như quân đội, cơ quan nhà nước mới sử dụng mô hình này.
Mô hình hiệp đồng
Đúng như tên gọi, mô hình này phát triển dựa trên sự đoàn kết, hợp tác và đồng thuận giữa các thành viên trong cùng một doanh nghiệp/tổ chức. Từ đó, các thành viên sẽ nâng cao ý thức, đề cao sự tự giác để cùng nhau phát triển.
Mô hình bảo vệ
Việc triển khai mô hình này được dựa trên các hướng quản lý tài chính và nguồn lực kinh tế. Dựa vào đó, mọi hoạt động của các cá nhân đều hướng tới mục tiêu chung là mang lại lợi ích cho tổ chức. Khi áp dụng mô hình này thì các cá nhân trở nên thụ động và sẽ phụ thuộc vào tổ chức để góp phần mang lại hiệu quả và lợi nhuận cho tổ chức/doanh nghiệp.
Mô hình hỗ trợ
Các tổ chức áp dụng theo mô hình hỗ trợ sẽ hoạt động theo nguyên tắc quản lý phải đi cùng hỗ trợ. Điều này sẽ làm cho các cá nhân tham gia tích cực, chủ động, tự chịu trách nhiệm và giúp đỡ các thành viên khác trong đội/nhóm làm việc hiệu quả nhất.
Qua những thông tin trên CareerLink chia sẻ ở trên, bạn đọc sẽ hiểu rõ được nội dung hành vi tổ chức là gì. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kỹ năng và kinh nghiệm để áp dụng trong quá trình làm việc.
Thúy Vui
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
- Góc kỹ năng2025.01.20Ghi điểm với câu hỏi “Hãy kể về lần bạn làm tốt hơn mong đợi”
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15Trực giác là gì? Làm thế nào để trực giác nhạy cảm hơn?
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15MNC là gì? Lợi ích khi làm việc tại các MNC
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15Chief of Staff là gì? Trách nhiệm cụ thể của Chief of Staff