Bị sa thải có thể khiến bạn cảm thấy như ngày tận thế của thế giới, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ làm việc một lần nữa. Hít một hơi thật sâu, nhắc nhở bản thân nó chỉ là một công việc và sử dụng năm lời khuyên dưới đây để nhanh chóng trở lại một cách mạnh mẽ và tự tin.
Tìm hiểu lí do bạn bị sa thải và hành động lịch sự
Khi nhận được quyết định sa thải, bạn nên giữ bình tĩnh và đón nhận ý kiến nhận xét, đóng góp từ lãnh đạo trực tiếp. Qua đó, bạn có thể nhận được lý do tại sao bạn bị sa thải. Đó có thể là do cách làm việc của bạn không phù hợp với công ty, do những thiếu sót, sai lầm về mặt chuyên môn. Hãy chịu trách nhiệm toàn bộ về lý do chấm dứt hợp đồng của bạn. Đồng thời, đừng quên cảm ơn sếp và đồng nghiệp của bạn. Điều đó giúp mọi người hiểu được bạn chấp nhận quyết định sa thải một cách nghiêm túc và mở ra cơ hội hợp tác trong tương lai.
Phát triển mạng lưới quan hệ của bạn
Điều quan trọng sau khi bị sa thải là phát triển mạng lưới của bạn. Bạn cần người khác biết rõ khả năng của bạn và tự tin để có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích.
Bạn có thể sử dụng quỹ thời gian rảnh để phát triển bản thân, làm cho bạn trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Ví dụ, tham gia một nhóm dự án mới, tình nguyện viên trong cộng đồng hay thực tập tại một công ty trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn đã chọn. Điều này sẽ giúp bạn khi bạn bắt đầu tìm kiếm của mình cho một công việc mới.
Phát triển kỹ năng, kiến thức của bản thân
Bạn có thể muốn nghỉ ngơi và chăm sóc cho vết thương của bạn, nhưng điều quan trọng để giữ bản thân bận rộn và không có khoảng trống trong sơ yếu lý lịch của bạn. Hãy ghi danh vào một khóa học kỳ năng hay chuyên môn mới để giúp loại bỏ những khoảng trống hoàn toàn khi bạn chưa có việc làm. Điều này còn cho các nhà tuyển dụng tương lai thấy được bạn có tinh thần cầu tiến và luôn nỗ lực hết sức.
Ngoài ra, phát triển một danh sách các chuyên gia, những người bạn có thể tin tưởng với một kiến thức vững chắc về đạo đức công việc của bạn. Những người này có thể kết nối bạn với những cơ hội việc làm mới đầy hứa hẹn.
Chọn từ ngữ cẩn thận khi phỏng vấn công việc mới
Khi bạn tìm kiếm một công việc mới, hãy lựa chọn từ ngữ cẩn thận về cách bạn nói về việc bị sa thải. Thay vì ca thán về công ty cũ, kêu ca về sếp hay đồng nghiệp, bạn nên thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình. Đừng quên nói về những điều bạn học được sau thất bại đó và cách bạn vượt qua sai lầm. Điều này cho thấy bạn là người quyết tâm và thực sự nghiêm túc với công việc. Chắc chắn bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Đánh giá lại bản thân
Bạn nên đánh giá lại bản thân và những mục tiêu của bạn. Hãy dành thời gian để đánh giá sự thành công của bạn đã được trong quá khứ và tìm lại năng lương để bắt đầu công cuộc tìm kiếm công việc một cách hoàn toàn mới.
Bạn có thể phải tự hỏi mình một số câu hỏi khó về mong đợi của bạn và những gì bạn đang tìm kiếm. Điều này sẽ đem lại một cơ hội trong cuộc phỏng vấn tiếp theo để bạn có thể thảo luận về lý do tại sao công việc cũ không phải là một sự phù hợp cho bạn hoặc công ty và những gì bạn có thể làm cho công việc và công ty mới.
Bạn thấy đó, sa thải chưa phải là dấu chấm hết cho sự nghiệp của bạn. Hãy tiếp tục cố gắng và tạo động lực cho bản thân, bạn sẽ tìm thấy “ánh sáng nơi cuối đường hầm”. Careerlink.vn chúc bạn tìm được công việc ưng ý và thành công trong tương lai.
Phương Thảo (dịch)
Tư vấn nghề nghiệp - Cẩm nang khác
- Ứng tuyển là gì? Bí quyết để ứng tuyển việc làm đạt hiệu quả cao nhất
- Kiến tập là gì? Mách bạn bí quyết kiến tập thành công
- Kế toán công nợ là gì? Tất tần tật điều cần biết về kế toán công nợ
- Cộng tác viên là gì? 6 kỹ năng cần có của cộng tác viên
- PR là gì? Các bước lập kế hoạch PR chuyên nghiệp và hiệu quả
- Tìm hiểu về công việc của trợ lý giám đốc và yếu tố để thành công
- QC là gì? Những điều cần thiết để trở thành nhân viên QC
- Content Marketing là gì? Vài điều nhất định cần biết trước khi bước vào nghề
- R&D là gì? Những kiến thức cần biết xoay quanh công việc R&D
- Sale là gì và dấu hiệu bạn không nên theo nghề sale?
- Bí Quyết Xác Định Môi Trường Làm Việc Phù Hợp Với Bạn
- 7 Bí quyết sử dụng mạng xã hội để phát triển sự nghiệp
- [Giải đáp] 6 lý do: Tại sao bạn không được tuyển dụng?
- 9 Bí quyết xây dựng lòng tin nơi sếp nên thực hiện
- Sinh viên mới ra trường nên đàm phán lương thế nào
- 5 điều nhà tuyển dụng không thích khi chọn hồ sơ trực tuyến
- 5 bước để cải thiện kế hoạch phát triển sự nghiệp của bạn
- Headhunter là gì và các headhunter làm việc như thế nào?
- Phải làm gì khi một headhunter gọi bạn?
- Giữ vững quá trình thăng tiến sự nghiệp của bạn theo đúng hướng
- Cách thuyết phục khách hàng hữu hiệu nhất trong kinh doanh
- Nhà tuyển dụng chọn bạn thái độ hay kinh nghiệm
- 10 tác phong làm việc giúp bạn thành công trong sự nghiệp
- Tìm hiểu về các phong cách giao tiếp phổ biến
- Lắng nghe và cách cải thiện kỹ năng lắng nghe hiệu quả
- 6 lời khuyên hữu ích của tỉ phú Warren Buffett
- Bạn có tự tin để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi?
- Giải pháp cải thiện sự nhàm chán trong công việc