Client là gì? Tố chất cần thiết để làm việc tại Client

Client là gì? Trong lĩnh vực Marketing, Client và Agency là hai khái niệm vô cùng quen thuộc. Đây là 2 trường phái vừa mang mối quan hệ hợp tác, vừa đứng ở thế đối lập với nhau. Tuy họ thuộc 2 “thế giới” hoàn toàn khác biệt nhưng cần phải thấu hiểu và bổ trợ cho nhau mới có thể đạt được mục đích cuối cùng.

Client là gì? Tố chất cần thiết để làm việc tại Client

Client là gì?

Client đơn thuần là khách hàng, là đối tác, là người “nuôi sống” các Agency. Client là những doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nhưng không trực tiếp làm Marketing cho nó. Không phải họ không có đội ngũ marketing mà là lực lượng nhân sự của họ không đủ để triển khai những chương trình marketing quy mô lớn.

Chính vì vậy, khi phát sinh những nhu cầu đặc biệt hay cần triển khai những chiến dịch marketing lớn, client sẽ thuê các Agency để thay họ đảm nhiệm mọi công việc, từ lên ý tưởng cho đến triển khai. Client chỉ là người đưa ra định hướng, yêu cầu, mục tiêu, ngân sách và thực hiện giám sát, kiểm soát tiến độ công việc của Agency.

“Client là các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ đi thuê hoặc mua các dịch vụ Marketing từ agency. Họ yêu cầu, đánh giá chất lượng các ý tưởng và kiểm soát quá trình thực thi và kết quả của chiến dịch.”

Sự khác biệt giữa Agency và Client là gì?

Nếu bạn đã hiểu Client là gì thì sẽ không khó để bạn có thể trả lời câu hỏi này.

– Nếu đi thẳng vào vấn đề, chúng ta có thể hiểu nôm na rằng Agency là người bán dịch vụ còn Client là người mua dịch vụ. Client là đơn vị sản xuất và cung ứng ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho người tiêu dùng còn Agency là đơn vị sẽ đưa ra những giải pháp để sản phẩm, dịch vụ của Client, tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, đáp ứng được những yêu cầu, mong muốn mà Client đưa ra.

– Làm việc tại client, bạn chỉ làm việc cho một công ty duy nhất nhưng công ty đó sẽ có rất nhiều bộ phận khác nhau đảm trách những công việc khác nhau. Trái lại, khi làm ở các Agency bạn ssẽ phải làm việc với rất nhiều người, rất nhiều đối công ty khác nhau nhưng lại đi theo hướng chuyên môn hóa (gần như chỉ giới hạn trong lĩnh vực truyền thông).

– Môi trường làm việc tại Client thường nhiều nguyên tắc, nhiều quy định, coi trọng những con số, có thể nói là có phần cứng nhắc. Agency thì ngược lại, môi trường làm việc trẻ trung, cởi mở và tự do hơn rất nhiều (từ văn hoá cho đến ăn mặc, đi đứng, nói năng đều thiên về sự thoải mái, năng động).

– Agency đề cao tính sáng tạo còn Client ít nhiều vẫn tuân thủ theo những chuẩn mực, quy trình có sẵn.

Tố chất cần có để trở thành marketer tại client là gì?

Bạn muốn tìm việc tại các client? Vậy thì phải cần biết điều kiện để làm việc tại các client là gì.

Kiến thức chuyên môn:

Không chỉ riêng client mà trong bất cứ môi trường nào, để có thể gánh vác trọng trách và đạt được những thành tựu nhất định, bạn bắt buộc phải có kiến thức chuyên môn vững vàng. Kiến thức sẽ giúp bạn tiến xa trong công việc, không có kiến thức bạn rất nhanh sẽ bị đào thải.

Am hiểu về sản phẩm/dịch vụ/doanh nghiệp:

Kiến thức chuyên môn thôi chưa đủ, bạn cần phải hiểu rõ các sản phẩm/dịch vụ/doanh nghiệp để có thể áp dụng kiến thức mình có sao cho phù hợp với tình hình doanh nghiệp và từng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đó. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một cách làm việc khác nhau, một định hướng phát triển khác nhau và mỗi sản phẩm/dịch vụ sẽ có những tính chất riêng, những ưu điểm riêng cần khai thác và phát triển. Nếu không có sự am hiểu này, bạn chẳng thể giúp ích bất cứ điều gì cho Client. Thậm chí, bạn phải là người am hiểu tường tận nhất về các sản phẩm/dịch vụ/doanh nghiệp mà mình đang cống hiến.

Kỹ năng giao tiếp

Làm việc tại Client đồng nghĩa với việc bạn buộc phải làm việc với rất nhiều người, rất nhiều phòng ban và thậm chí là rất nhiều khách hàng khác nhau. Vì lẽ đó, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những rắc rối, sự mâu thuẫn, cho công việc thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều.

Khả năng đàm phán

Hiển nhiên, dù bạn làm việc tại Agency, Client hay bất cứ đâu thì việc sở hữu kỹ năng đàm phán cũng giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc. Khi làm việc với các phòng ban khác hay các đơn vị đối tác, kỹ năng đàm phán tốt sẽ giúp bạn đạt được những thỏa thuận tốt nhất cho doanh nghiệp của mình, đồng thời luôn duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các đối tác bên ngoài.

Kỹ năng làm việc theo khuôn khổ

Nếu bạn yêu thích sự sáng tạo, mới mẻ và khác biệt, có thể Client không phải môi trường làm việc lý tưởng dành cho bạn. Làm việc tại Client, bạn cần xác định rằng sẽ phải đưa bản thân vào khuôn khổ và tuân thủ những nội quy, quy chế có phần nghiêm khắc của công ty. Có thể giai đoạn đầu bạn sẽ cảm thấy đôi chút “sốc văn hoá” nhưng hãy tin rằng con người có khả năng thích nghi cực kỳ cao, rồi một ngày bạn sẽ trở thành một phiên bản sống nguyên tắc và kỷ luật hơn.

Kỹ năng phân tích, đánh giá

Là một marketer tại Client, có thể bạn sẽ thường xuyên phải làm việc với các Agency. Thế nhưng, người trả tiền không hẳn luôn là người được nể trọng nhất. Bên cạnh kiến thức chuyên môn và sự am hiểu về sản phẩm/dịch vụ/doanh nghiệp không ai qua mặt được bạn, bạn cần có kỹ năng phân tích, đánh giá thật sự sắc sảo để chỉ ra những điểm được, những điểm chưa được trong một bản kế hoạch của Agency.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể đưa ra những phán đoán sắc bén, dự đoán được thành công/thất bại và đưa ra được cơ sở đánh giá khách quan cho những nhận định mà mình đưa ra. Có như vậy, bạn mới có thể làm việc hiệu quả với Agency, khiến họ luôn tôn trọng bạn, không thể “qua mặt” bạn, từ đó hiệu quả công việc cũng sẽ tốt hơn rất nhiều.

Client trong một số lĩnh vực khác

Cùng tìm hiểu ý nghĩa khác của client là gì nhé.

Trong lĩnh vực máy tính

Trong hệ thống máy tính, client server là gì? Client server hay còn gọi là mạng máy khách – máy chủ, là phương tiện mà qua đó máy khách truy cập tài nguyên và dịch vụ từ máy tính trung tâm, thông qua mạng cục bộ (LAN) hoặc mạng diện rộng (WAN), chẳng hạn như Internet.

Một máy chủ duy nhất được gọi là daemon có thể được sử dụng cho mục đích duy nhất là chờ đợi các yêu cầu của máy khách, tại thời điểm đó, kết nối mạng được bắt đầu cho đến khi yêu cầu của máy khách được đáp ứng.

Lưu lượng mạng được phân loại thành client-to-server) hoặc server-to-server. Các dịch vụ mạng phổ biến bao gồm e-mail, chia sẻ tệp, in và World Wide Web. Một lợi thế chính của mạng máy khách-máy chủ là quản lý trung tâm các ứng dụng và dữ liệu.

Trong lĩnh vực game

Game client là mạng lưới kết nối người dùng với máy chủ trò chơi, được sử dụng chủ yếu trong các trò chơi điện tử nhiều người chơi. Nó thu thập dữ liệu như điểm số, trạng thái người chơi, vị trí và chuyển động từ một người chơi và gửi đến máy chủ trò chơi, giúp máy chủ thu thập dữ liệu của từng cá nhân và hiển thị mọi người chơi trong trò chơi.

Thông tin vừa rồi đã chính thức khép lại bài viết ngày hôm nay. Tin rằng bạn không còn thắc mắc Client là gì và đã có thêm một lựa chọn mới cho con đường nghề nghiệp của mình. Nếu cảm thấy bản thân phù hợp với môi trường làm việc tại Client thì đừng ngại dấn thân và hãy nỗ lực hết mình để tỏa sáng nhé!

Trang Đoàn

Sao chép thành công