Chiến lược tiếp thị là gì? 7 bước xây dựng chiến lược hiệu quả

Một chiến lược tiếp thị rõ ràng là điều cần thiết cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy chiến lược tiếp thị là gì, làm gì để thực hiện chiến lược tiếp thị thành công? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau đây nhé.

Chiến lược tiếp thị là gì?

Chiến lược tiếp thị là một kế hoạch dài hạn nhằm đạt được mục tiêu của công ty bằng cách hiểu nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt và bền vững. Nó bao gồm mọi thứ từ việc xác định khách hàng của bạn là ai cho đến quyết định bạn sử dụng kênh nào để tiếp cận những khách hàng đó.

Với chiến lược tiếp thị, bạn có thể xác định cách công ty của bạn định vị chính mình trên thị trường, loại sản phẩm bạn sản xuất, đối tác chiến lược mà bạn hợp tác cũng như loại hình quảng cáo và khuyến mãi mà bạn thực hiện.

“Chiến lược tiếp thị đề cập đến kế hoạch chi tiết cách doanh nghiệp sẽ tiếp cận thị trường mục tiêu và quy trình chính xác mà doanh nghiệp sẽ tuân theo để biến khách hàng tiềm năng thành người tiêu dùng thực sự.”

Chiến lược tiếp thị của bạn nên:

  • Chứa đựng đề xuất giá trị của bạn (điều khiến bạn tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh);
  • Mô tả rõ ràng sản phẩm và dịch vụ của bạn;
  • Cung cấp phân tích về đối thủ cạnh tranh và khách hàng của bạn;
  • Xác định các chiến lược tiếp thị khác nhau sẽ được sử dụng;
  • Tạo cơ sở để phát triển kế hoạch tiếp thị của bạn.

Sự khác biệt giữa kế hoạch tiếp thị và chiến lược tiếp thị là gì?

Sự khác biệt chính giữa chiến lược tiếp thị và kế hoạch tiếp thị là chiến lược tiếp thị đưa ra định hướng và mục tiêu tổng thể của bạn, trong khi kế hoạch tiếp thị vạch ra các hành động cụ thể cần sử dụng để đạt được chiến lược tiếp thị của bạn.

Chiến lược thị trường mang tính hướng tới tương lai, xác định mục tiêu của bạn trong vài năm tới. Trong khi kế hoạch tiếp thị là những hành động hiện đang được doanh nghiệp của bạn thực hiện.

Xem thêm: Việc làm Digital Marketing tại Careerlink.vn

Tầm quan trọng của chiến lược tiếp thị

Khi có chiến lược tiếp thị chu đáo, bạn có thể yên tâm rằng các quyết định và hành động tiếp thị hàng ngày của mình đều dựa trên nghiên cứu và định hướng bởi các mục tiêu của công ty.

Chiến lược tiếp thị xác định các bước mà công ty nên thực hiện để đạt được mục tiêu của mình. Nó bao gồm việc hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của công ty, phân tích những phương pháp tiếp thị nào sẽ sử dụng và phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch. Kế hoạch của bạn có thể bao gồm giảm giá bán hàng, hỗ trợ khuyến mãi hoặc bất kỳ hành động nào cần thiết để thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm của bạn.

Khi bạn nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường của mình và những khách hàng tốt nhất hiện tại, bạn có thể tăng cường nỗ lực tiếp thị của mình bằng cách thu hút nhiều khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn hơn. Thông điệp (nội dung) của bạn có ý nghĩa hơn đối với đúng người (personas) vào đúng thời điểm (ngữ cảnh), giúp khách hàng của bạn dễ dàng thực hiện bước tiếp theo trong hành trình mua hàng của họ.

Việc có một chiến lược tiếp thị được cân nhắc rõ ràng và đầy đủ thông tin sẽ giúp lọc ra những hoạt động kém hiệu quả để có thể duy trì tính cạnh tranh trên thị trường. Việc tuân thủ các nguyên tắc trong chiến lược tiếp thị sẽ giúp nhóm tiếp thị của bạn tập trung vào sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị và mục tiêu của thương hiệu.

Các bước thực hiện chiến lược tiếp thị hiệu quả

Với tầm quan trọng như thế thì các bước thực hiện chiến lược tiếp thị là gì? Hãy cùng theo dõi tiếp theo sau đây nhé.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro

Hiểu những gì bạn giỏi nhất, khía cạnh nào cần phải cải thiện, các yếu tố tiềm năng có thể khiến doanh nghiệp gặp rủi ro sẽ trang bị cho bạn những công cụ phù hợp để xây dựng chiến lược tiếp thị đầy đủ thông tin.

Tìm ra giá trị của công ty

Điều này bao gồm thế mạnh chính của công ty và những điểm khiến bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đây là bước cần nhiều nguồn lực và thời gian nhất tạo ra sự khác biệt giữa việc chốt được giao dịch bán hàng và thua lỗ.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách xác định các lợi ích chính mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng, sau đó phác thảo những điểm khác biệt chính một cách rõ ràng và cụ thể.

Xác định mục tiêu của chiến lược tiếp thị

Đưa ra các mục tiêu cụ thể (thường là 3-5 mục tiêu), có thể đo lường được và khung thời gian chính xác sẽ giúp các phòng ban nỗ lực phối hợp, có tinh thần trách nhiệm và có thể linh hoạt điều chỉnh để đạt được kết quả.

Đánh giá các mục tiêu 6 tháng 1 lần, bạn có thể điều chỉnh nếu cần thiết và sử dụng chúng để đo lường mức độ thành công.

Nắm bắt và giải quyết nhu cầu của khách hàng

So với việc tìm hiểu khách hàng bằng các phương pháp truyền thống như khảo sát, thì các nhà tiếp thị hiện nay tập trung hơn vào các nền tảng trực tuyến và công cụ trực tuyến vì chúng có thể cho biết mọi thứ về nhân khẩu học, hành vi trực tuyến và các vấn đề của khách hàng một cách chính xác hơn.

Xác định chân dung người mua

Xác định chân dung khách hàng lý tưởng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và đến gần hơn với khách hàng thực sự. Đây là điều không thể thiếu khi nói đến các bước thực hiện chiến lược tiếp thị là gì.

Các bước để xác định chân dung người mua bao gồm thu thập thông tin chi tiết từ các nền tảng khác nhau như trang web, mạng xã hội, phản hồi của khách hàng cũng như các cuộc trò chuyện thực tế với họ. Sau khi hiểu về sở thích, chi tiết về nhân khẩu học của khách hàng, bạn sẽ xác định đâu là cách phù hợp để giao tiếp với họ, thông qua kênh nào và với phong cách giọng điệu ra sao…

Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh

Bạn cần hiểu điều gì đang diễn ra trên thị trường và đối thủ đang làm gì, khó khăn của họ ra sao, điều gì mang lại hiệu quả cho họ và điểm yếu của họ là gì thì mới có thể nổi bật so với họ.

Để có được thông tin này, bạn có thể sử dụng các nền tảng thông minh. Luôn chú ý đến những gì diễn ra trong ngành sẽ giúp bạn xác định những lỗ hỏng trên thị trường, những nhu cầu chưa được đáp ứng, những thất vọng thường gặp và các ý tưởng, xu hướng đổi mới để luôn trong vị trí dẫn đầu.

Tạo các phương án tiếp thị

Các phương pháp tiếp thị bạn chọn để giải thích và truyền đạt thông điệp thương hiệu tùy thuộc vào khách hàng mục tiêu. Đó có thể là thông qua các kênh xã hội, trang web, diễn đàn, fanpage…

Điều quan trọng không kém là cần xác định lượng thời gian và ngân sách cho từng lĩnh vực tiếp thị. Tùy vào tình hình hoạt động kinh doanh của bạn cũng như điều gì thu hút khách hàng nhất thì bạn cần tập trung nhiều thời gian và ngân sách cho các khía cạnh đó nhiều hơn.

Một chiến lược tiếp thị tuyệt vời rất quan trọng để giúp bạn đạt được các mục tiêu chính của mình. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu chiến lược tiếp thị là gì cũng như các bước cơ bản để bạn có thể bắt đầu. Truy cập CareerLink.vn để cập nhật thêm nhiều thuật ngữ khác trong marketing cũng như nhiều lĩnh vực khác nhé.

Vân Phạm

Sao chép thành công