Big data là gì? Tất tần tật những thông tin thú vị về big data

Trước xu thế số hóa toàn cầu big data hay dữ liệu lớn là yếu tố vô cùng quan trọng. Vậy ngành big data là gì? Đặc điểm và vai trò của big data như thế nào? Cùng CareerLink tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Định nghĩa về big data là gì?

“Big data hay dữ liệu lớn là những tập dữ liệu khổng lồ không thể xử lý theo cách truyền thống mà cần ứng dụng hệ thống công nghệ phức tạp để khai thác và tối đa hóa thông tin ẩn sau các lớp thông tin.”

Nói cách khác, big data không chỉ là một kho dữ liệumà là phương pháp phân loại, cấu trúc và tổ chức thông tin dựa trên mức độ liên quan, có thể dễ dàng chuyển đổi dữ liệu thành giải pháp không cần dùng đến sức người. Ví dụ: cách cá nhân hóa nội dung đề xuất cho từng đối tượng trên các trang mạng xã hội Youtube, Netflix, Spotify hay thương mại điện tử…

Ví dụ về big data

Amazon tích lũy các dữ liệu khổng lồ về việc mua hàng, phương thức giao hàng và tùy chọn thanh toán của hàng triệu khách hàng. Sau đó, công ty bán các vị trí đặt quảng cáo có thể được nhắm mục tiêu cao đến các phân khúc và nhóm phụ rất cụ thể.

Spotify, một dịch vụ âm nhạc theo yêu cầu, sử dụng phân tích big data để thu thập dữ liệu từ hàng triệu người dùng trên toàn thế giới và sau đó sử dụng dữ liệu được phân tích để đưa ra các đề xuất âm nhạc phù hợp cho người dùng cá nhân.

Đặc điểm của big data

Một vài đặc điểm nổi bật của big data có thể kể đến như:

Khối lượng dữ liệu

Khối lượng dữ liệu được doanh nghiệp thu thập từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn như IoT (internet of things), video, giao dịch thương mại điện tử, phương tiện truyền thông xã hội…Việc xác định giá trị và quy mô của dữ liệu rất quan trọng và cần thiết, nếu quy mô lớn thì đó là big data.

Lưu trữ lượng lớn dữ liệu là một thách thức lớn khi công nghệ chưa phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, ngày nay việc lưu trữ đã trở nên dễ dàng hơn nhiều với sự ra đời của các nền tảng lưu trữ giá rẻ như Hadoop và Data Lake.

Tốc độ xử lý

Xác định xem đó có phải là big data hay không còn có thể dựa trên tốc độ xử lý của luồng dữ liệu. Thông thường, dữ liệu chảy trực tiếp vào bộ nhớ nhanh hơn khi ghi vào đĩa. Đặc biệt, ngày nay với sự phát triển của internet of things, các luồng dữ liệu được truyền đi với tốc độ cực nhanh và được xử lý kịp thời.

Ví dụ: Trên các trang mạng xã hội, những thông báo cũ như trạng thái, tweet… người dùng sẽ không quan tâm và nhanh chóng bị lãng quên. Dữ liệu hiện được tính toán gần như theo thời gian thực và tốc độ cập nhật thông tin giảm xuống còn tính bằng mili giây.

Đa dạng và linh hoạt

Đặc điểm cuối cùng của big data là tính đa dạng và linh hoạt, ở dạng có cấu trúc và không có cấu trúc, bao gồm dữ liệu số, email, video, âm thanh, giao dịch tài chính… Sự đa dạng ảnh hưởng đến hiệu suất, đó là một trong những vấn đề chính cần ig data giải quyết.

Ngoài 3 đặc điểm chính nêu trên, còn có rất nhiều tiêu chí khác xác định đặc điểm của Big data, bao gồm: Độ xác thực, Giá trị, Tính quan hệ…

Có những loại big data nào?

Với những đặc điểm như thế thì các loại big data là gì? Big data thường được phân loại dựa trên ba thành phần dữ liệu phổ biến: dữ liệu có cấu trúc, dữ liệu phi cấu trúc và dữ liệu bán cấu trúc.

Dữ liệu có cấu trúc

Dữ liệu có cấu trúc được coi là dễ quản lý và tìm kiếm nhất. Đó là dữ liệu có thể được truy cập, lưu trữ và xử lý ở định dạng cố định. Với đặc điểm được phân loại cụ thể, dữ liệu có cấu trúc giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm.

Dữ liệu phi cấu trúc

Dữ liệu phi cấu trúc là bất kỳ tập hợp dữ liệu nào không được tổ chức hoặc xác định rõ ràng. Những dữ liệu như vậy rất lộn xộn, khó để xử lý, hiểu và đánh giá. Loại dữ liệu này không có cấu trúc cố định và có thể thay đổi ở những thời điểm khác nhau. Dữ liệu phi cấu trúc bao gồm các bình luận, tweet, lượt chia sẻ, bài đăng trên mạng xã hội, video được người dùng xem…

Dữ liệu bán cấu trúc

Đây là sự kết hợp giữa hai hình thức dữ liệu có và phi cấu trúc. Ví dụ điển hình là email, trong đó dữ liệu có cấu trúc là email nào cũng cần có tiêu đề, người nhận, người gửi; dữ liệu phi cấu trúc là nội dung email, nội dung tiêu đề, địa chỉ người nhận và người gửi cũng như giờ giấc, ngày tháng sẽ khác nhau.

Vai trò của big data đối với doanh nghiệp

Hãy cùng tìm hiểu tầm quan trọng của big data trong các doanh nghiệp hiện nay nhé.

Cải thiện trải nghiệm của khách hàng

Big data giúp doanh nghiệp phân tích, hiểu rõ và nhắm đúng đối tượng khách hàng. Hiểu hành vi của khách hàng và xu hướng mua hàng, đồng thời dự đoán điều kiện thị trường trong tương lai để đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn.

Tăng năng suất

Các công cụ big data hiện đại giúp việc phân tích dữ liệu lớn nhanh chóng, cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh để doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định hiệu quả giúp tăng năng suất.

Giảm thiểu rủi ro bằng phát hiện gian lận

Với big data được sử dụng để cải thiện an ninh và hỗ trợ thực thi luật pháp và các quy định. Nhiều doanh nghiệp sử dụng phân tích dữ liệu lớn để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các giao dịch gian lận.

Tối ưu hóa giá cả

Với big data cũng tham gia vào quá trình định giá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể dựa vào phân tích dữ liệu về giá cũng như giá cả và xu hướng mua hàng của khách hàng của các đối thủ trong cùng phân khúc thị trường.

Hỗ trợ đổi mới

Đổi mới kinh doanh dựa trên những hiểu biết sâu sắc được các nhà phân tích phát hiện thông qua dữ liệu lớn. Việc phát triển sản phẩm có thể được thực hiện bằng cách hiểu được nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Tăng cường khả năng thích nghi và sáng tạo

Nói đến vai trò của big data là gì thì không thể bỏ qua việc phân tích big data có thể giúp các công ty đổi mới và thích ứng với thị trường hơn. Nhờ phân tích, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh và giải quyết các điểm khó khăn của khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Các lĩnh vực ứng dụng big data

Với những đặc điểm và vai trò nổi bật, big data được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống hàng ngày như:

Ngân hàng

  • Hệ thống phân tích có thể xác định các địa điểm chi nhánh mới, nơi tập trung khách hàng tiềm năng.
  • Dự báo lượng tiền mặt sẽ được yêu cầu cung cấp tại một địa điểm giao dịch cụ thể.

Giáo dục

  • Phân tích, lưu trữ và quản lý các tập dữ liệu lớn bao gồm hồ sơ học sinh.
  • Cung cấp dữ liệu cơ bản về các hoạt động trong lớp và hỗ trợ ra quyết định.

Ngành bán lẻ

  • Giúp người quản lý xây dựng mô hình chi tiêu cho từng khách hàng.
  • Với phân tích dự đoán, tỷ lệ cung và cầu có thể được nắm bắt và so sánh đồng thời tránh việc sản xuất các sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường.

Y tế

  • Dựa vào hồ sơ sức khỏe điện tử để theo dõi tình trạng của bệnh nhân.
  • Các ứng dụng big data còn có thể báo cáo các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, Covid-19…

Digital Marketing

  • Hiểu về người dùng online như giới tính, tuổi tác, thu nhập… từ đó xác định khách hàng mục tiêu.
  • Xác định các chủ đề, nội dung được người dùng tìm kiếm nhiều để xây dựng chiến lược nội dung SEO trên công cụ tìm kiếm.

Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về big data là gì cũng như những thông tin có liên quan. Thường xuyên truy cập trang web của CareerLink để đọc thêm nhiều bài viết thú vị nhé!


Đoàn Loan

Sao chép thành công