Administrative là gì? Công việc, kỹ năng cần thiết và mức lương

Trong doanh nghiệp hay bất kỳ tổ chức nào, admin luôn có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động suôn sẻ và hiệu quả. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu administrative là gì cùng các công việc phổ biến nhé. 

Administrative là gì? Administration là gì? 

“Administrative là thuật ngữ liên quan đến việc sắp xếp, tổ chức – điều cần thiết để quản lý hoạt động của một dự án hoặc tổ chức.”

Administration là tổng hợp các hoạt động nhằm điều hành, quản lý tổ chức, doanh nghiệp hoặc hệ thống. 

Administration gồm nhiều khía cạnh như lập kế hoạch, tổ chức, điều phối, giám sát, đánh giá… với mục tiêu nhằm đảm bảo các hoạt động đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra. 

Administration thường thấy trong nhiều lĩnh vực như quản trị doanh nghiệp (nhân sự, tài chính, marketing…), quản trị giáo dục, quản trị hệ thống thông tin (quản lý mạng, phần mềm, dữ liệu…)

Nhiệm vụ chính của người làm công việc liên quan đến administrative là gì?

Lập kế hoạch

Đây có thể xem là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của người làm công việc liên quan đến admistrative. Cụ thể, họ sẽ đề ra kế hoạch, xác định mục tiêu ngắn và dài hạn, đưa ra đường lối để đạt các mục tiêu đó. Quá trình này đòi hỏi phải hiểu rõ về tình hình thị trường, mức độ cạnh tranh cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. 

Tổ chức

Nhiệm vụ này gồm các khía cạnh như xác định cấu trúc của doanh nghiệp, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho các bộ phận, từng nhân viên và thiết lập quyền hạn cũng như trách nhiệm. Một doanh nghiệp có cấu trúc rõ ràng sẽ giúp cải thiện hiệu suất làm việc và hoạt động linh hoạt hơn. 

Xem thêm: Việc Làm Sale Admin tại Careerlink.vn

Điều phối

Người làm công việc liên quan đến administrative sẽ phối hợp cùng các bộ phận trong doanh nghiệp để đạt mục tiêu chung. Điều này cần họ biết cách giao tiếp hiệu quả, linh hoạt trong việc điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết và giải quyết mâu thuẫn. Biết cách điều phối hiệu quả sẽ giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực và hoạt động hiệu quả hơn. 

Kiểm soát, giám sát

Đây là hoạt động không thể thiếu của quản lý tổ chức. Theo dõi và giám sát để đảm bảo mọi việc đều diễn ra thuận lợi và đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Thông qua các chỉ số hiệu suất, người làm công việc liên quan đến administrative sẽ đánh giá sự tiến triển và có biện pháp điều chỉnh khi cần thiết. 

Đánh giá 

Người làm công việc liên quan đến administrative phải đánh giá kết quả hoạt động và đề xuất các biện pháp cải thiện. Hoạt động này bao gồm phân tích dữ liệu, đánh giá hiệu suất và tìm cách cải thiện quy trình và tăng cường hiệu suất làm việc. Đánh giá định kỳ sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và duy trì tính cạnh tranh. 

Các công việc phổ biến liên quan đến administrative

Network administrator

Đây là người chuyên về quản lý và bảo trì các mạng máy tính, chịu trách nhiệm cấu hình và quản lý các thiết bị như router, switch và tường lửa cũng như giám sát hiệu suất mạng, xử lý sự cố và thực hiện các biện pháp bảo vệ mạng khỏi các mối đe dọa. 

HR Admministrator

HR Admministrator là một phần của quản lý và điều hành các hoạt động hành chính liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp với nhiệm vụ quản lý thông tin nhân viên, xử lý hồ sơ nhân viên như hợp đồng lao động và thực hiện các chính sách, quy định liên quan đến nhân sự. 

Business Administration

Đây là lĩnh vực nghiên cứu và quản lý các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm quản lý chiến lược, tài chính, marketing và nhân sự. Business Administration tập trung vào việc phát triển kỹ năng quản lý và lãnh đạo để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường đầy cạnh tranh. 

Public Administration

Public Administration là lĩnh vực nghiên cứu và thực hiện các hoạt động quản lý trong các tổ chức và cơ quan hành chính công, tập trung vào việc phát triển và thực hiện các chính sách công, quản lý tài nguyên công và cung cấp dịch vụ cho cộng đồng. 

Administration Manager 

Administration Manager hay còn gọi là Office Manager hoặc Operations Manager chịu trách nhiệm quản lý và điều phối các hoạt động hành chính và quản trị như quản lý nhân sự, quản lý văn phòng, quản lý thông tin và các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động hàng ngày trong doanh nghiệp. 

Các kỹ năng cần có khi làm việc trong lĩnh vực administration

Hãy cùng xem các kỹ năng cần thiết đối với người làm công việc liên quan đến administrative là gì nhé.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp rõ ràng, chính xác là yếu tố quan trọng của người làm công việc administration để có thể truyền đạt thông điệp cũng như làm việc hiệu quả với nhiều phòng ban. 

Kỹ năng quan lý thời gian

Quản lý thời gian là yếu tố cần thiết để giúp bạn sắp xếp ưu tiên và hoàn thành công việc trong thời gian quy định. Người làm công việc liên quan đến administrative có thể đối mặt với nhiều nhiệm vụ cùng lúc nên khả năng sử dụng thời gian hiệu quả là điều rất quan trọng.

Kỹ năng tổ chức

Đây cũng là yếu tố cần thiết đế tổ chức công việc cũng như sắp xếp các tài liệu, thông tin và giấy tờ khác. Kỹ năng này giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả và tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Hiểu biết về công nghệ thông tin

Bạn không cần phải biết lập trình hay thiết kế web mà chỉ cần có hiểu biết cơ bản về các công cụ và hệ thống công nghệ thông tin để làm việc nhanh chóng và hiệu quả. Đó có thể là các phần mềm văn phòng, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và công cụ quản lý công việc.

Kỹ năng làm việc nhóm

Administrator là vị trí thường kết hợp cùng với các bộ phận khác do đó, khả năng làm việc nhóm là cần thiết để hợp tác tốt với người khác.

Kỹ năng lãnh đạo

Trong nhiều trường hợp, người làm công việc liên quan đến administrative có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo và điều này đòi hỏi khả năng hướng dẫn, giải quyết vấn đề và xử lý tốt mâu thuẫn.

Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề

Các kỹ năng này giúp tìm ra nguyên nhân để tìm cách cải thiện và xử lý vấn đề một cách phù hợp. Bạn cần có khả năng suy luận logic và tư duy phản biện để giải quyết các vấn đề thường gặp hàng ngày.

Mức lương của các vị trí administrative như thế nào?

Trợ lý hành chính (Adminitrative Assistant)

Mức lương trung bình của trợ lý hành chính có thể dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng, tùy vào vị trí địa lý và quy mô doanh nghiệp.

Quản lý hành chính (Administrative Manager)

Cao hơn trợ lý hành chính một chút, mức lương quản lý hành chính rơi vào khoảng 10 đến 20 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể cao hơn trong các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.

Quản lý nhân sự (HR Manager)

Mức lương cho quản lý nhân sự dao động từ khoảng 12 đến 25 triệu đồng/tháng, tùy theo cấp bậc và quy mô doanh nghiệp.

Quản lý hoạt động (Operations Manager)

Các quản lý hoặc Giám đốc hoạt động có thu nhập từ 15 đến 30 triệu đồng/tháng.

Quản lý kinh doanh (Business Manager)

Mức lương của Business Manager thường rơi vào khoảng 15 đến 40 triệu đồng/tháng.

Mức lương của các vai trò này chỉ là ước lượng và có thể thay đổi theo nhiều yếu tố khác nhau. Bạn cần trao đổi với nhà tuyển dụng để biết về mức lương cụ thể trước khi quyết định nhận việc.

Trên đây là giải thích chi tiết về administrative là gì cũng như các công việc phổ biến liên quan đến lĩnh vực này. Nếu bạn đang muốn tìm công việc administration, hãy truy cập vào CareerLink để ứng tuyển vào các vị trí phù hợp nhé.

Huỳnh Trâm

Về Tác Giả

CareerLink

Sao chép thành công