Có hai câu hỏi mà bạn cần phải trả lời trước khi muốn chuyển việc một cách thành công, đó là: Mục đích chuyển việc của bạn là gì? Và bạn muốn thực hiện điều gì? Bởi vì nếu không hiểu được mục đích chuyển việc, thì dù có chuyển sang một công việc mà bạn nghĩ là nó có điều kiện tốt thế nào đi nữa thì qua một thời gian bạn sẽ lại băn khoăn rằng liệu đây có phải đã là lựa chọn đúng hay chưa?
Trước hết, bạn hãy thử cân nhắc lại một lần nữa các vấn đề sau:
– Tại sao bạn lại muốn chuyển việc? Công việc hiện nay có gì khác so với nguyện vọng của bạn?
– Khi bạn quyết định làm công việc này vì nghĩ rằng nó đáng làm thì mục tiêu của bạn là gì?
– Phải chăng ở nơi làm việc hiện tại thì dù thế nào đi nữa bạn cũng không thể thực hiện được mục tiêu đó?
Nhưng dù sao nếu bạn vẫn nghĩ rằng mình cần phải chuyển việc thì bạn hãy bắt đầu thực hiện nó.
Thời điểm cân nhắc chuyển việc đối với mỗi người là khác nhau, nhưng thường là vào những lúc như: Từ khi tốt nghiệp đến lúc đi làm được vài năm, trước khi bước sang tuổi 30, sau khi kết hôn hay khi có sự biến đổi nào đó trong công việc hiện tại,… Trong mỗi trường hợp thì bạn đều có lý do để muốn chuyển việc, tuy nhiên bạn hãy thử cân nhắc lại trước khi quyết định vấn đề này một lần nữa xem sao.
Nếu bạn không thực sự nghiêm túc suy nghĩ về những câu hỏi như “Vì sao bạn muốn chuyển việc?” “Bạn muốn làm công việc gì?” “Vì sao bạn lại muốn nghỉ việc ở chỗ làm hiện nay?” v…v… thì bạn sẽ khó có thể chuyển việc một cách suôn sẻ và thành công được.
Bất cứ ai, khi chuyển việc cũng đều xuất phát từ sự không hài lòng một vấn đề nào đó, có khi là bất mãn. Chẳng hạn như không hài lòng về mức lương, về môi trường làm việc hay bất mãn vì ở chỗ làm hiện tại sẽ không thể thực hiện được lý tưởng của bản thân và chính nó dẫn đến quyết tâm muốn chuyển việc. Tuy nhiên nếu chỉ đứng trên quan điểm do bất mãn mà dẫn đến muốn chuyển việc thì khi phỏng vấn bạn sẽ dễ rơi vào việc nói xấu công ty.
Bạn hãy hướng quan điểm của mình khi chuyển việc sang mong muốn được làm gì đó tốt hơn cho bản thân. Rõ ràng, việc thất vọng vì công việc hiện tại sẽ khác hoàn toàn với lý do mục tiêu của bạn hay với những gì mà bạn đang hướng đến.
Bạn hãy hình dung xem bạn sẽ trở nên như thế nào nếu như cứ tiếp tục làm công việc hiện nay sau nửa năm, 1 năm, 5 năm hay 10 năm nữa. Hãy nhìn cấp trên và những đồng nghiệp đã vào làm trước bạn, chắc cũng không khó để bạn có thể tưởng tượng ra hình ảnh tương lai của mình. Để rồi từ đó bạn có mong muốn, có kỳ vọng rằng hình ảnh đó sẽ trở nên thành công hơn thế nữa không? Liệu bạn có thể khiến cho điều đó trở thành hiện thực với điều kiện là chỗ làm hiện nay?
Và theo cách này, khi bạn nhìn vào tình hình hiện nay dựa trên hình ảnh bạn muốn trở thành trong tương lai, bạn có thể tìm thấy mục tiêu mới ở chỗ làm hiện tại như “Bạn vẫn có thể cố gắng làm việc gì đó ở chỗ làm hiện nay” hay “Hãy thử chuyển sang bộ phận khác xem sao”. Hoặc ngược lại, bạn cũng có thể dứt khoát, quyết tâm chuyển việc nếu bạn thấy ở chỗ làm hiện nay không đáp ứng được mong muốn của bạn.
Để chuẩn bị cho quá trình chuyển việc, những nội dung mà bạn cần sắp xếp lại chủ yếu là: mục đích, lý do chuyển việc; điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; hình ảnh mà bạn mong muốn trở thành trong tương lai… Ví dụ như, việc làm rõ mục đích của bạn khi chuyển việc sẽ dẫn đến việc quyết định điểm cốt lõi của mỗi thông tin tuyển dụng, điểm cốt lõi ở đây chính là những điều kiện mà bạn mong muốn hay những tiêu chí cần chú trọng khi tìm việc. Không chỉ vậy, khi bạn đã quyết tâm ứng tuyển thì việc chuẩn bị đó cũng sẽ trở thành điểm cốt lõi khi bạn suy nghĩ về các vấn đề như “Động lực khiến bạn muốn làm việc” hay “Lí do chọn doanh nghiệp, công ty đó”. Và hơn thế nữa, khi doanh nghiệp hay công ty mà bạn ứng tuyển quyết định tuyển dụng bạn, thì lúc đó, việc xem lại những nội dung mà bạn đã suy nghĩ và chuẩn bị ở bước này sẽ giúp bạn cân nhắc xem “Liệu làm việc ở doanh nghiệp, công ty mới này có thực sự giải quyết được lí do mà bạn muốn chuyển việc ban đầu hay không?”
Trong quá trình chuyển việc, sẽ có rất nhiều trường hợp đòi hỏi bạn phải đưa ra những quyết định hay phải PR cho bản thân một cách đúng đắn, hợp lý. Và không phải chỉ ứng phó tạm thời trong các trường hợp đó mà bạn nên chuẩn bị thật kỹ càng, có lập trường kiên định, nhất quán. Có như thế thì mới có thể chuyển việc một cách thành công được. Ngược lại, nếu như bạn không chuẩn bị kỹ, ngay cả suy nghĩ của bản thân vẫn còn mơ hồ, không chắc chắn mà đã bắt đầu quá trình tìm kiếm công việc mới thì rất có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng, dẫn đến những trường hợp m
à bạn không nghĩ tới trong quá trình chuyển việc sau này.
Bạn nên tránh những thất bại không đáng có, để được tuyển dụng và hơn cả là để bản thân bạn có thể nói rằng “ Mình đã chuyển việc thành công” hay “ Đúng là mình nên làm việc cho doanh nghiệp/ công ty này”. Việc chuẩn bị kỹ càng giúp bạn có thể chuyển việc mà không phải hối hận về điều gì. Vì thế, hãy cân nhắc kỹ lưỡng xem mục đích của việc chuyển việc là gì, và cho đến khi bạn thực sự cảm thấy cần phải chuyển việc thì lúc đó hãy bắt đầu quá trình này.
Trước khi bạn chuyển việc
Sao chép thành công