Trong hầu hết các trường hợp, các chuyên gia nhân sự đều cho rằng khoảng thời gian một năm là đủ để đảm bảo việc bạn nhận được nhiều kinh nghiệm nhất.
Công việc đầu tiên thực sự của bạn không phải chỉ đơn giản là công việc làm thêm để kiếm tiền hay kì thực tập 3 tháng để học hỏi kinh nghiệm, nó là nền tảng cho sự nghiệp của bạn sau này. Sẽ thật tuyệt nếu bạn học hỏi được nhiều thứ ngay từ công việc đầu tiên. Nếu thực sự tận dụng tốt quãng thời gian này, bạn sẽ không chỉ có hêm hiểu biết về công ty và vị trí bạn đang đảm nhận, mà còn học thêm về văn hóa công sở và làm thế nào để thể hiện chính mình một cách chuyên nghiệp.
Nhưng bạn không cần phải ở lại cho đến khi già chỉ để xây dựng một nền tảng vững chắc. Không đề cập đến lí do tại sao bạn kết thúc công việc đó, sẽ có một thời gian để bạn bắt đầu lên kế hoạch cho cac hành động tiếp theo trong sự nghiệp của mình.
Đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu
Nhiều chuyên gia nói rằng một năm được coi là thời gian tối thiểu cho một công việc đầu tiên. Alfred Poor, chuyên gia nhân sự của một công ty có trụ sở tại Perkasie, Pennsylvania cho rằng “Hãy học hỏi để hoàn thành tốt nhất công việc của mình và tìm kiếm những cách làm cho bạn tỏa sảng và có giá trị hơn trong mắt các công ty trong tương lai. Bạn nên nhớ rằng, sẽ không ai cung cấp cho bạn những cơ hội và trách nhiệm lớn hơn cho đến khi bạn đã chứng minh được bạn có khả năng làm tốt ngay từ những điều cơ bản và nhỏ nhặt nhất”.
Trong năm đầu tiên, Poor chia sẻ rằng bạn không nên mong đợi để được tăng lương hay thăng tiến và bạn cũng không nên thất vọng vì điều đó.
Nhất là các sinh viên mới tốt nghiệp mới cần phải thực tế hơn đối với sự mong đợi của họ. Hầu như tất cả mọi người bắt đầu từ những công việc cấp thấp và đó là cơ hội để bạn quan sát và tìm hiểu những gì bạn có thể.
Ở lại nếu bạn thấy các cơ hội
Đồng thời, nếu bạn đã tìm thấy công việc phù hợp hoặc nhìn thấy một con đường phát triển trong sự nghiệp của mình sau một năm, hãy ở lại và tiếp tục cố gắng.
Tốt nhất là bạn nên quan sát xem loại công việc nào phù hợp mà bạn đang muốn làm, những chiến lược cần thiết để công việc đó đạt hiệu quả cao và hãy làm việc theo hướng đó. Khi cảm thấy mọi thứ đã phù hợp, đâu vào đấy, bạn hãy tiến hành những nhiệm vụ cụ thể cho công việc bạn đang theo đuổi.
Nếu bạn ở lại những nhận thấy cơ hội thăng tiến không có khả năng sau hai hoặc ba năm thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên đánh giá lại các tùy chọn của mình.
Một vài trường hợp ngoại lệ
Tất nhiên, có những ngoại lệ trong khoảng thời gian một năm. Nếu bạn có một công việc ở mức độ thấp hơn nhiều so với trình độ và kinh nghiệm của bạn, hãy suy nghĩ về việc rời đi nếu bạn nhận được lời đề nghị cho một vị trí phù hợp hơn, ngay cả khi bạn đã gắn bó với công việc hiện tại trong khoảng thời gian dài, theo Ron Culp, chuyên gia quan hệ công chúng và quảng cáo tại Đại học DePaul ở Chicago.
“Trong thị trường việc làm cạnh tranh như hiện nay, nhiều người làm những công việc ở trình độ thấp hơn so với trình độ mà đáng ra họ nên đảm nhận”, ông nói. “Khi điều này xảy ra, sẽ không có nhiều cơ hội để bạn thể hiện và phát triển”.
Trong trường hợp công việc lạm dụng hoặc quấy rối xảy ra cũng là lý do tốt để bạn kết thúc sớm công việc đầu tiên của mình. Ngoài ra, các công ty thường xuyên bắt công ty tăng ca bất hợp lý, làm việc nặng nhọc trái với quy định của pháp luật cũng nên nằm trong danh sách đen.
Theo Matthew Randall, giám đốc điều hành của Trung tâm Professional Excellence tại York College of Pennsylvania “Nếu bạn thấy mình đang bị đặt trong trong một tình huống xấu, hãy nhìn lại quá trình tuyển dụng, làm việc mà bạn đã trải qua để xem xét lại quyết định ra đi hay ở lại”
Nếu bạn rời công việc đầu tiên chỉ trong vòng mấy tháng, hãy tự đánh giá lại bản thân và lên kế hoạch việc làm để chắc chắn rằng thời gian cho công việc tiếp theo sẽ dài hơn một năm. Nếu bạn rời khỏi công việc thứ hai của bạn quá nhanh, điều này có thể tạo nên lịch sử nhảy việc trong hồ sơ của bạn và nó có thể thiết lập một mô hình của nhảy việc của bạn trên hồ sơ và chắc chắn đó không phải là điều nhà tuyển dụng yêu thích.
Phương Thảo (dịch)