Trong nhiều năm qua, lao động Việt Nam đã được xuất khẩu ra khá nhiều nước trên thế giới. Cho dù kinh tế thế giới trong gia đoạn khó khăn nhưng trong năm 2011 vừa qua số lượng người lao động xuất khẩu ra nước ngoài đã đạt 101,15% đề ra, tăng 2,9% so với năm 2010. Trước đó trong 3 năm, từ 2006 đến 2008, gần 250.000 lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài, bình quân mỗi năm khoảng 83.000 người, chiếm 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm”
Trong năm 2011, sự kiện ở Libya cũng khiến cho hơn 10.000 lao động Việt Nam phải quay về nước và tất nhiên cũng không thể đưa thêm lao động sang thị trường này. Một số thị trường lao động ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Lào vẫn chiếm một số lượng lớn lao động xuất khẩu của nước ta, với khoảng hơn 200.000 người đang lao động tại thị trường này. Một số thị trường mới tiềm năng ở Trung Đông hay Úc, New Zealand, và một số nước châu Âu.
Các lao động xuất khẩu đem về ngoại tệ cho đất nước, có điều kiện học hỏi nâng cao tay nghề, kinh nghiệm cho bản thân, giúp ích nhiều cho nền kinh tế. Nhưng sau khi về nước, nhiều người không được bố trí vào công việc phù hợp để tận dụng vốn kỹ năng và kinh nghiệm quý giá của mình tích lũy được khi xuất ngoại. Đây cũng là một điều rất đáng tiếc, lãng phí khả năng của lao động xuất khẩu.
Tuy nhiên lao động Việt Nam ở nước ngoài vẫn còn gặp nhiều khó khăn như tay nghề hạn chế, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, ít hiểu biết về pháp luật, khả năng thích nghi với văn hóa nước bạn. Việc một số lao động tìm cách trốn ở lại sau khi hết hợp đồng, vi phạm pháp luật, tác phong làm việc chưa tốt cũng là một điều mà làm nhiều người bản địa và người sử dụng lao động mất thiện cảm với lao động Việt Nam. Đối với những ngành nghề có thu nhập cao mà thị trường đang cần như các ngành công nghệ cao, khách sạn, nhà hàng, với yêu cầu về chuyên môn cũng như ngoại ngữ khá cao thì lao động của Việt Nam chỉ đáp ứng được rất ít.
Trước sự khó khăn của tình hình kinh tế thế giới, năm 2012 sẽ là một năm thách thức với việc xuất khẩu lao động của nước ta. Đòi hỏi phải nâng cao chất lượng tay nghề của lao động xuất khẩu, khai thác các thị trường tiềm năng mới. Cũng như kiểm soát chặt chẽ hơn các lao động trước và sau khi về nước tránh tình trạng trốn ở lại sau khi hết hợp đồng. Trong đó việc nâng cao trình độ của lực lượng lao động là hết sức quan trọng, điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của chúng ta trong giai đoạn khó khăn và đòi hỏi các tiêu chuẩn cao của nhiều thị trường lao động mới và các thị trường truyền thống. Thực hiện những việc trên, cơ hội cho xuất khẩu lao động ra nước ngoài của Việt Nam sẽ vẫn là rất sáng sủa.