Đây không phải là câu hỏi khiến bạn muốn thay đổi công việc hiện tại. Trong thực tế, nó có tác dụng ngược lại điều mà mọi người vẫn hay nghĩ.
Làm thế nào để trả lời các câu hỏi "Tại sao bạn muốn thay đổi công việc?” Điều quan trọng trong một cuộc phỏng vấn việc làm là sự trung thực, tuy nhiên câu hỏi "Tại sao bạn muốn thay đổi công việc?" sẽ khiến bạn khá bối rối với lượng thông tin trung thực trong câu trả lời.
Nếu nguyên nhân thay đổi bắt nguồn từ ông chủ hay những ngày làm việc mệt mỏi kéo dài vô vọng, bạn không nên tiết lộ điều này cho nhà tuyển dụng. Bởi nếu làm vậy thì vô hình chung, ban đã thổi bay cơ hội việc làm của mình. Bạn sẽ bị đánh giá là người hay phàn nàn và không có sự tôn trọng với công việc hay công ty cũ. Họ sẽ đặt dấu hỏi về tương lai của bạn tại công ty mới.
Jennifer Read, Giám đốc dịch vụ của Viện Nghệ thuật tại Nam Carolina cho biết “Việc quan trọng hóa những vấn để tiêu cực trong một cuộc phỏng vấn cũng khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ rằng bạn đang che dấu một điều gì đó. Điều này sẽ gửi những cảnh báo đỏ đến nhà tuyển dụng rằng bạn rất khó khăn khi bắt đầu một công việc mới hoặc khó hòa nhập với văn hóa công ty”
Vậy nên trước khi bạn nói quá nhiều, hãy đọc những lời khuyên dưới đây nhằm phát triển ý tưởng cho câu hỏi khó khăn này. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng muốn thuê bạn thay vì chạy trốn khỏi bạn.
Hãy trung thực
Khi người phỏng vấn hỏi câu hỏi này chủ yếu là để xác định xem bạn đã cân nhắc kỹ càng trước một quyết định lớn như vậy hay chưa, theo Michael Lan, chuyên gia tư vấn cao cấp của Resume Writer Direct tại Wilmington, Delaware.
Vì vậy, trước khi bước vào vòng phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị kỹ càng và trả lời một cách trung thực. Bạn có thể chia sẻ về việc muốn tìm kiếm một thử thách mới trong sự nghiệp của mình, học hỏi thêm kiến thức hoặc cần phải tìm một công việc mới vì bạn chuyển nơi ở.
Ví dụ như: "Tôi cảm thấy đã sẵn sàng cho một giai đoạn, một thách thức mới trong sự nghiệp của tôi. Tôi cũng muốn tiếp tục phát triển và học tập trong lĩnh vực này, điều mà tôi đã không có cơ hội để thực hiện trong vvị trí hiện tại của mình. "
Tập trung vào tương lai
Để trả lời các câu hỏi một cách hiệu quả, hãy nói chuyện về những gì bạn muốn để tạo ra thay vì những gì bạn đang cố gắng để tránh. Bạn hoàn toàn có thể chia sẻ về những cơ hội bạn nhìn thấy ở công ty nơi bạn đang phỏng vấn và những gì bạn có thể mang lại cho công ty.
Một gợi ý dành cho bạn chính là tìm cách để nói về những gì bạn thích về vị trí hiện tại và việc chuyển giao những kỹ năng và kinh nghiệm đã học được tại công ty cũ vào vi jtrí mới. Xác nhận những gì bạn có thể mang đến cho công ty của họ từ các nghiên cứu mà bạn đã làm và tối ưu hóa lợi ích từ các trải nghiệm của bạn trước đó có thể tác động hiệu quả đến quyết định sử dụng lao động dài hạn của nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, hãy làm nổi bật sự phấn khích của bạn khi được đối mặt với những thách thức mới mà trước đây bạn không có được. Vị trí và công việc này là bước đi đúng đắn trong con đường sự nghiệp mà bạn thực sự quan tâm và đam mê.
Bạn có thể trả lời như sau: "Tôi đã luôn luôn muốn làm việc trong một đội ngũ chuyên nghiệp và đảm nhận những trọng trách trong việc giải quyết vấn đề này. Và tôi có một số ý tưởng mà tôi nghĩ sẽ đem lại hiệu quả lớn với công ty. (Thảo luận ý tưởng của bạn với nhà tuyển dụng)
Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Nếu bạn đang cố gắng để chuyển đổi sang một công việc mới hoặc bạn đang mơ hồ trong hướng đi mới của mình, bạn có thể đặt câu hỏi cho người phỏng vấn để giúp ích cho quyết định của mình. Bởi những người phỏng vấn đều là những người có kinh nghiệm và sẽ có lời khuyên hữu ích cho bạn.
Như vậy, bạn sẽ nắm quyền chủ động trong buổi phỏng vấn, đồng thời đây còn là một cơ hội tốt cho bạn để hỏi thêm về người phỏng vấn. Sau khi bạn đã đưa ra câu trả lời của riêng mình, người phỏng vấn có thể chia sẻ với bạn làm thế nào để đối mặt với những thử thách trong công việc mới này.
Bạn có thể nói như sau "Ngoài ra, tôi đang tự hỏi, anh/chị đã bao giờ có sự thay đổi lớn trong công việc của mình chưa? Tại sao anh/chị lại làm điều đó? Và làm thế nào để anh chị có thể thích nghi và đối mặt với quyết định quan trọng này”.
Phương Thảo (dịch)
Phỏng vấn việc làm - Cẩm nang khác
- 5 câu hỏi phỏng vấn Nhân viên chăm sóc khách hàng thường gặp nhất
- Lời khuyên về cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn chuyên nghiệp
- 9 điều nên nhớ nằm lòng khi lần đầu đi phỏng vấn xin việc
- Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc: những điều không nên tiết lộ
- Viết thư từ chối phỏng vấn thế nào để không mất lòng nhà tuyển dụng?
- Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc mà bạn nên biết
- 4 cách thuyết phục công ty nên chọn bạn khi phỏng vấn
- Bí quyết giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn xin việc
- 7 cách thể hiện trí tuệ cảm xúc trong buổi phỏng vấn
- 6 lí do bạn nên đặt câu hỏi trong mọi cuộc phỏng vấn
- 7 việc làm của ứng viên khiến nhà tuyển dụng khó chịu
- 5 cách trả lời cho câu hỏi “Vì sao bạn nghỉ việc?”
- 7 điều nhỏ có thể tạo ra tác động lớn cho buổi phỏng vấn
- 9 bí quyết giúp bạn nổi bật khi phỏng vấn theo nhóm
- 5 lí do bạn không nhận được phản hồi sau phỏng vấn
- 5 cách vượt qua vòng phỏng vấn khi thiếu kinh nghiệm làm việc
- Bí Quyết Nâng Cao Cơ Hội Khi Phỏng Vấn Trực Tuyến
- 5 lí do khiến bạn nằm trong “danh sách đen” của nhà tuyển dụng
- Giải mã ngôn ngữ cơ thể của nhà tuyển dụng
- 11 bí quyết để có một buổi phỏng vấn xin việc thành công (phần 01)
- Làm thế nào để có mức lương xứng đáng khi phỏng vấn việc làm?
- 11 câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thông dụng
- Checklist trước khi bước vào vòng phỏng vấn
- Bí quyết để có những câu trả lời phỏng vấn thông minh nhất
- Những câu hỏi sẽ thổi bay công việc của bạn
- 7 câu hỏi hay nhất để hỏi nhà tuyển dụng tại một cuộc phỏng vấn
- [Infographic] Bạn đã biết cách thể hiện bản thân khi phỏng vấn việc làm chưa?
- 4 câu hỏi giúp bạn vượt qua mọi cuộc phỏng vấn việc làm
- 7 mẹo phỏng vấn giúp bạn nhận được công việc
- Làm thế nào để tương tác hiệu quả hơn với nhà tuyển dụng việc làm?
- Làm thế nào để chuẩn bị cho loại phỏng vấn không mong đợi: Phỏng vấn tốc độ
- 10 câu hỏi phỏng vấn điển hình cho công việc từ xa
- Những câu hỏi và câu trả lời khó nhất trong phỏng vấn xin việc
- 15 câu hỏi xoáy trong phỏng vấn việc làm và cách để vượt qua chúng
- 10 lời khuyên cho ứng viên khi chuẩn bị một bài kiểm tra tâm lý
- Làm thế nào để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn công việc lần hai?
- 10 câu hỏi không nên hỏi trong một buổi phỏng vấn
- 6 sai lầm khiến bạn "mất điểm" khi phỏng vấn xin việc
- Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”
- 5 cách thể hiện bản thân tốt khi đi phỏng vấn