Tuyển dụng thường dựa trên cơ sở một hoặc vài cuộc phỏng vấn, tuy nhiên để hình dung chính xác và đầy đủ về một cá nhân thì một cuộc nói chuyện ngắn thật sự quá ít.Vì vậy, hiện nay nhiều công ty trong và ngoài nước đưa ra nhiều hình thức phỏng vấn tuyển dụng nhân tài, nhưng hình thức phổ biến nhất vẫn là test IQ, ngoại ngữ và chuyên môn. Đây là hình thức thường thấy ở các công ty lớn, ngân hàng và thi công chức.
Test – con dao hai lưỡi
Tính cách và năng lực của một con người không thể hiểu hết thông qua buổi phỏng vấn ngắn ngủi. Chính vì vậy mà người ta dùng đến test, kết quả test mang tính chất khách quan, độ chính xác dao động từ 20% đến 70%, tuỳ thuộc vào từng loại test và độ chuyên nghiệp của người xử lý kết quả.
Tuy nhiên, test cũng như con dao hai lưỡi, vì vậy để không bị quá phụ thuộc vào test và sử dụng test một cách hiệu quả nhất, nhà tuyển dụng không chỉ phải có kiến thức chuyên nghiệp mà còn có khả năng nắm bắt tâm lý để hiểu biết rõ hơn về ứng viên.
Không hiếm trường hợp ứng viên đang có những vấn đề cá nhân hoặc trạng thái không được tốt nên không thể hoàn thành tốt phần test. Hoặc ngược lại, do may mắn hoặc kinh nghiệm thi tuyển ở nhiều nơi nên ứng viên đạt điểm cao trong phần test nhưng trong quá trình công tác các nhà tuyển dụng nhận ra người đó làm việc kém hiệu quả, xử lý tình huống kém. Vì vậy, họ thường chia phần test làm nhiều phần khác nhau để loại bỏ những kết quả không đáng tin cậy.
Ở Việt Nam một số công ty lớn thường áp dụng hình thức này như: FPT, các công ty nước ngoài, ngân hàng hay thi công chức…thường được tổ chức khá chuyên nghiệp và nghiêm túc.
Không đơn giản là trí tuệ
Nhiều người cho rằng những phần test thường giống như một kỳ thi, nên tỏ ra hoang mang, lúng túng, trong khi những test này đòi hỏi sự tập trung, trình độ kiến thức ngay cả khi đã biết trước câu trả lời. Thông thường, tất cả các test dạng này đều có giới hạn thời gian, nghĩa là bạn cần thể hiện năng suất làm việc trong thời gian ngắn. Ngoài việc cho thấy những đặc điểm về tư duy, test còn thể hiện khả năng làm việc và tốc độ xử lý thông tin của bạn ra sao.
Tùy những vị trí tuyển dụng khác nhau mà nhà tuyển dụng đưa ra những hình thức test khác nhau. Nếu bạn để ý, sẽ thấy các phòng kế toán chủ yếu là nhân viên nữ, vì vậy, người tuyển dụng thường đưa ra những bài test đòi hỏi sự quan sát tỉ mỉ, nghiêm túc và chính xác của ứng viên. Đối với manager, óc tư duy, phân tích, khả năng ứng xử linh hoạt, tính quyết đoán và dám chịu trách nhiệm về những quyết định của mình, khiếu làm việc với khách hàng và khả năng chỉ đạo cấp dưới. Nhà thiết kế của một hãng quảng cáo nhất định phải có tính sáng tạo, có những ý tưởng độc đáo, óc tưởng tượng phong phú, khả năng làm việc độc lập và năng suất, áp lực công việc và sự linh hoạt.
Chuẩn bị gì khi tham gia test
Ðể có kết quả tốt nhất, bạn cần biết một số bí quyết nhỏ sau đây: thứ nhất, không nên lo lắng và căng thẳng, hãy thoải mái, tự tin. Nên nhớ, bạn còn nhiều sự lựa chọn khác nữa. Đôi khi thái độ, biểu hiện của bạn trong quá trình trắc nghiệm còn quan trọng hơn chính kết quả. Nó thể hiện rằng bạn tập trung thế nào cho công việc, phân bổ thời gian ra sao, khả năng làm việc độc lập, đối phó với khủng hoảng, khó khăn thế nào,…
Một điều quan trọng được hầu hết mọi người áp dụng đó là dễ làm trước, khó làm sau. Ngoài IQ và ngoại ngữ thì test chuyên môn cũng được đánh giá cao, nếu bạn là một người vững kiến thức chuyên môn thì đừng quá lo lắng. Thông thường các nhà tuyển dụng thường tập trung vào các tình huống thực tế, vì vậy bạn đừng quá quan trọng kiến thức sách vở.
Với các bạn sinh viên mới ra trường thì những hình thức này còn khá mới mẻ và chưa có kinh nghiệm. Lời khuyên cho các bạn là ngay bây giờ hãy rèn luyện các kỹ năng cả về chuyên môn và tư duy logic, khả năng ngoại ngữ, Test IQ quan trọng là trí nhớ và khả năng chú ý.
Đôi khi bạn được lựa chọn không phải bạn là người có điểm số cao nhất, vì vậy đừng nên quá chủ quan vào số điểm của mình. Nên nhớ, đây mới chỉ là những con số bạn phải làm, những con số ấy trở nên có giá trị thông qua quá trình làm việc, năng lực của bản thân.
Thi Vũ - CareerLink.vn
Phỏng vấn việc làm - Cẩm nang khác
- 5 câu hỏi phỏng vấn Nhân viên chăm sóc khách hàng thường gặp nhất
- Lời khuyên về cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn chuyên nghiệp
- 9 điều nên nhớ nằm lòng khi lần đầu đi phỏng vấn xin việc
- Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc: những điều không nên tiết lộ
- Viết thư từ chối phỏng vấn thế nào để không mất lòng nhà tuyển dụng?
- Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc mà bạn nên biết
- 4 cách thuyết phục công ty nên chọn bạn khi phỏng vấn
- Bí quyết giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn xin việc
- 7 cách thể hiện trí tuệ cảm xúc trong buổi phỏng vấn
- 6 lí do bạn nên đặt câu hỏi trong mọi cuộc phỏng vấn
- 7 việc làm của ứng viên khiến nhà tuyển dụng khó chịu
- 5 cách trả lời cho câu hỏi “Vì sao bạn nghỉ việc?”
- 7 điều nhỏ có thể tạo ra tác động lớn cho buổi phỏng vấn
- 9 bí quyết giúp bạn nổi bật khi phỏng vấn theo nhóm
- 5 lí do bạn không nhận được phản hồi sau phỏng vấn
- 5 cách vượt qua vòng phỏng vấn khi thiếu kinh nghiệm làm việc
- Bí Quyết Nâng Cao Cơ Hội Khi Phỏng Vấn Trực Tuyến
- 5 lí do khiến bạn nằm trong “danh sách đen” của nhà tuyển dụng
- Giải mã ngôn ngữ cơ thể của nhà tuyển dụng
- 11 bí quyết để có một buổi phỏng vấn xin việc thành công (phần 01)
- Làm thế nào để có mức lương xứng đáng khi phỏng vấn việc làm?
- 11 câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thông dụng
- Checklist trước khi bước vào vòng phỏng vấn
- Bí quyết để có những câu trả lời phỏng vấn thông minh nhất
- Những câu hỏi sẽ thổi bay công việc của bạn
- 7 câu hỏi hay nhất để hỏi nhà tuyển dụng tại một cuộc phỏng vấn
- [Infographic] Bạn đã biết cách thể hiện bản thân khi phỏng vấn việc làm chưa?
- 4 câu hỏi giúp bạn vượt qua mọi cuộc phỏng vấn việc làm
- Làm sao để trả lời câu hỏi: "Bạn có muốn hỏi câu hỏi gì không?"
- Nhận biết việc bạn vượt qua vòng phỏng vấn
- Làm thế nào để tương tác hiệu quả hơn với nhà tuyển dụng việc làm?
- Làm thế nào để chuẩn bị cho loại phỏng vấn không mong đợi: Phỏng vấn tốc độ
- 10 câu hỏi phỏng vấn điển hình cho công việc từ xa
- Những câu hỏi và câu trả lời khó nhất trong phỏng vấn xin việc
- 15 câu hỏi xoáy trong phỏng vấn việc làm và cách để vượt qua chúng
- 10 lời khuyên cho ứng viên khi chuẩn bị một bài kiểm tra tâm lý
- Làm thế nào để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn công việc lần hai?
- 10 câu hỏi không nên hỏi trong một buổi phỏng vấn
- 6 sai lầm khiến bạn "mất điểm" khi phỏng vấn xin việc
- Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”