Sau mỗi cuộc phỏng vấn bạn lo lắng, hồi hộp chờ kết quả nhưng điều đó càng dễ khiến bạn stress mà thôi. Careerlink muốn chia sẻ với bạn những việc cần làm thay vì phải lo lắng cho số phận của mình.
1. Đánh giá lại cuộc phỏng vấn.
Bạn nên xem xét lại mình đã thể hiện được gì trong cuộc phỏng vấn đó. Những điều gì được rút ra để làm kinh nghiệm cho những lần sau. Có thể bây giờ bạn có thời gian nghĩ lại về những câu trả lời cũng đừng tự trách vì sao lúc ấy mình lại trả lời như thế mà hãy nhớ rằng dẫu không đạt kết quả như mong muốn thì mình cũng có được thêm kinh nghiệm, người ta vẫn thường nói “đi một ngày đàng học một sàng khôn” mà.
2. Viết thư cảm ơn.
Đây là việc mà bạn cần làm nhất vừa để thể hiện lịch sự của mình vừa thể hiện sự quan tâm của mình đối với công việc đã được phỏng vấn. Lá thư cảm ơn này cũng giúp cho nhà tuyển dụng gợi nhớ về bạn khi đã phỏng vấn và đánh giá cao về khả năng ứng xử của bạn.
Trong trường hợp, sau khi trao đổi cụ thể với nhà tuyển dụng rồi, bạn nhận thấy công việc đó không phù hợp thì cũng nên viết thư cám ơn họ đã dành thời gian cho bạn đồng thời cho họ biết công việc mà mình quan tâm, biết đâu cũng chính họ sẽ phỏng vấn trở lại bạn vào một ngày nào đó cho vị trí mà bạn đang mong muốn?
3. Ổn định tinh thần.
Có thể sau cuộc phỏng vấn đầu tiên không được như ý sẽ ảnh hưởng không tốt đối với bạn, vì vậy bạn nên nhanh chóng điều chỉnh tâm lý để đối đầu với các thử thách mới. Những khiếm khuyết ở cuộc phỏng vấn trước bạn cũng nên khắc phục để đón nhận thành công sau này.
4. Trực tiếp liên lạc hỏi thăm kết quả.
Nếu quá thời gian mà người ta nói sẽ trả lời kết quả cho bạn vẫn không thấy sự phản hồi từ phía nhà tuyển dụng thì bạn nên hỏi kết quả qua email hoặc gọi điện thọai.
5. Đối đầu với sự thất bại.
Bạn nên nhớ rằng quá trình phỏng vấn là quá trình đối đầu với rất nhiều đối thủ nên thành công hay thất bại vẫn là chuyện thường tình. Nhà tuyển dụng có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn ứng viên, vì vậy không thành công không có nghĩa là bạn không có năng lực. Mà phải chuẩn bị cho mình tâm lí thất bại, rút ra kinh nghiệm có lợi cho những cuộc phỏng vấn lần sau.
Phỏng vấn việc làm - Cẩm nang khác
- Bí Quyết Nâng Cao Cơ Hội Khi Phỏng Vấn Trực Tuyến
- 5 lí do khiến bạn nằm trong “danh sách đen” của nhà tuyển dụng
- Giải mã ngôn ngữ cơ thể của nhà tuyển dụng
- 11 bí quyết để có một buổi phỏng vấn xin việc thành công (phần 01)
- Làm thế nào để có mức lương xứng đáng khi phỏng vấn việc làm?
- Những câu hỏi và trả lời phỏng vấn Tiếng Anh thông dụng
- Checklist trước khi bước vào vòng phỏng vấn
- Bí quyết để có những câu trả lời phỏng vấn thông minh nhất
- Những câu hỏi sẽ thổi bay công việc của bạn
- 7 câu hỏi hay nhất để hỏi nhà tuyển dụng tại một cuộc phỏng vấn
- [Infographic] Bạn đã biết cách thể hiện bản thân khi phỏng vấn việc làm chưa?
- 4 câu hỏi giúp bạn vượt qua mọi cuộc phỏng vấn việc làm
- Làm sao để trả lời câu hỏi: "Bạn có muốn hỏi câu hỏi gì không?"
- Nhận biết việc bạn vượt qua vòng phỏng vấn
- 7 mẹo phỏng vấn giúp bạn nhận được công việc
- Làm thế nào để tương tác hiệu quả hơn với nhà tuyển dụng việc làm?
- Làm thế nào để chuẩn bị cho loại phỏng vấn không mong đợi: Phỏng vấn tốc độ
- 10 câu hỏi phỏng vấn điển hình cho công việc từ xa
- Những câu hỏi và câu trả lời khó nhất trong phỏng vấn xin việc
- 15 câu hỏi xoáy trong phỏng vấn việc làm và cách để vượt qua chúng
- 10 lời khuyên cho ứng viên khi chuẩn bị một bài kiểm tra tâm lý
- Làm thế nào để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn công việc lần hai?
- 10 câu hỏi không nên hỏi trong một buổi phỏng vấn
- 6 sai lầm khiến bạn "mất điểm" khi phỏng vấn xin việc
- Trả lời phỏng vấn : “ Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?”
- 5 cách thể hiện bản thân tốt khi đi phỏng vấn