Newbie là gì? 3 điều newbie cần nhớ để chuyên nghiệp hơn

Có thể bạn đã từng bắt gặp từ “newbie” trong các bài viết hay các cuộc trò chuyện hàng ngày nơi công sở. Vậy bạn có biết chính xác newbie là gì cũng như cách để nhận biết một newbie chính hiệu, ý nghĩa thực sự của cụm từ này trong một số lĩnh vực là gì? Hãy cùng CareerLink hiểu hơn về newbie qua nội dung sau đây nhé.

Newbie là gì?

“Newbie là khái niệm chỉ những người mới bắt đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó.”

Chẳng hạn, nếu bạn mới tham gia vào lĩnh vực tiếp thị, bạn sẽ được gọi là một newbie marketer, hoặc nếu mới tập thiết kế thì bạn được xem là một newbie designer…

Thuật ngữ này xuất hiện từ khá sớm nhưng mãi đến cuối thế kỷ 20 mới trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực như học thuật nghề nghiệp, game, công nghệ thông tin…

Cùng nghĩa với newbie, có một số thuật ngữ phổ biến khác cùng chỉ cấp độ mới bắt đầu như fresher, beginner, starter.

Dấu hiệu nhận biết một newbie

Dấu hiệu nhận biết một newbie là gì? Đó là những biểu hiện sau đây.

  • Thiếu tự tin khi xử lý các tình huống thực tế, lo lắng và sợ mắc sai lầm.
  • Cần tư vấn, hướng dẫn những điều cơ bản về công việc khi mới bắt đầu.
  • Làm theo chỉ dẫn của người khác để hoàn thành công việc hơn là tự tìm cách giải quyết sáng tạo.
  • Gặp khó khăn khi tự mình giải quyết vấn đề, không có kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp.

Những bài học newbie cần nhớ nằm lòng

Mỗi chúng ta đều trải qua giai đoạn newbie và cần thời gian để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm, rèn luyện thêm kỹ năng để trở thành chuyên gia. Thế nên, đừng quá lo lắng khi mọi thứ quá mới mẻ với bạn, thay vào đó hãy cố gắng từng ngày bằng cách:

Không ngại đặt câu hỏi

Đừng ngại thừa nhận mình không biết điều gì đó và đặt câu hỏi khi cần thiết. Đây là cách hiệu quả để bạn có thể có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực của mình.

Khi là newbie, hãy cố gắng tìm cho mình một người tiền bối thật giỏi để nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của họ trong thời gian đầu. Để làm tốt điều này, bạn cần có kỹ năng đặt câu hỏi thật tốt, hỏi đúng trọng tâm, dễ hiểu và không lan man.

Chủ động tìm hiểu

Chủ động tìm hiểu và học hỏi những điều mới luôn cần thiết khi bạn là một newbie. Mọi kiến thức và kỹ năng không tự nhiên có được mà phải trải qua quá trình tìm tòi và rèn dũa theo thời gian.

Khi chủ động tìm hiểu về một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ hiểu sâu hơn và nhớ lâu hơn. Ở những phần chưa hiểu, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của những người có kinh nghiệm hơn để ngày càng phát triển hơn.

Có trách nhiệm trong mọi hành động

Đừng cho rằng bạn là người mới thì không thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất hay phải cần sự trợ giúp mới có thể xử lý được nhiệm vụ được giao. Những ssuy nghĩ này sẽ không giúp bạn trưởng thành lên được. Hãy chủ động xử lý và có trách nhiệm với vai trò của mình bằng cách tự mình nêu ra hướng giải quyết. Trong trường hợp dù đã cố gắng hết sức nhưng không thể tự mình xử lý, bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

Tìm việc làm cho newbie ở đâu?

Hiện nay có khá nhiều các công việc dành cho newbie như các vị trí thực tập, công việc dành cho fresher… Bạn có thể ứng tuyển các vị trí này thông qua các trang web việc làm như CareerLink.vn hoặc kênh tuyển dụng của các công ty.

 Mặc dù mức lương của các công việc dành cho newbie không cao như mong đợi nhưng đây là cơ hội để bạn tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để có thể thương lượng được mức lương cao hơn sau này.

Một số từ đồng nghĩa với newbie

Noob: trong lĩnh vực game hay internet, noob được dùng để chỉ một hacker hay game thủ còn “non và xanh” mang ý nghĩa châm biếm.

Newb: đề cập đến người mới bắt đầu làm việc gì đó nhưng với thái độ tích cực hơn do sẵn sàng học hỏi và cầu thị.

Một số từ trái nghĩa với newbie

Trái nghĩa với “newbie” là “expert” hoặc “veteran”. Trong khi “newbie” dùng để chỉ những “lính mới”, chân ướt chân ráo vào nghề và còn thiếu kinh nghiệm, “expert” chỉ những người có kiến thức chuyên sâu, dày dặn kinh nghiệm và thành thạo kỹ năng trong lĩnh vực nào đó. Tương tự, “veteran” chỉ những người đã có nhiều năm kinh nghiệm, đạt đến mức chuyên gia trong nghề.

Bài viết trên đây đã giải thích về ý nghĩa của newbie là gì cùng với những điều newbiw nên nhớ để ngày càng phát triển hơn. Hãy truy cập vào trang web CareerLink.vn để tìm hiểu thêm nhiều thuật ngữ mới cũng như tìm kiếm công việc dành cho newbie và nhiều cấp độ khác nhé.

Thu Trang

Sao chép thành công