6 lỗi khiến bạn “một đi không trở lại”

Bất cứ ai khi đi xin việc đều mong để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân khác nhau, dù cố ý hay vô tình bạn đã tự khiến mình lọt vào “danh sách đen” của nhà tuyển dụng. Nếu bạn không muốn đánh mất đi cơ hội được làm việc tại công ty yêu thích thì hãy tránh mắc 6 lỗi cơ bản khiến bạn “một đi không trở lại” sau đây nhé!

1. Sử dụng tiếng lóng

Nếu công ty bạn phỏng vấn thuộc lĩnh vực cần sự sáng tạo, trẻ trung thì việc thỉnh thoảng sử dụng tiếng lóng một cách hợp lý sẽ làm cho không khí giao tiếp trở nên nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không tự tin vào khả năng nắm bắt tâm lý thì nên tránh sử dụng tiếng lóng như một nguyên tắc chung. Việc sử dụng tiếng lóng, từ không thông dụng cho thấy bạn không thật sự quan tâm nghiêm túc đến công việc đang ứng tuyển. Dù bạn cảm thấy thân thiết với người phỏng vấn như thế nào đi nữa thì họ vẫn chưa phải là người bạn tốt nhất để bạn có thể thoải mái sử dụng tiếng lóng để giao tiếp.

2. Ứng xử thiếu lịch sự, tế nhị

Sẽ chẳng công ty nào tuyển dụng một nhân viên cư xử thô lỗ và không tôn trọng người khác, mà điều đó lại thể hiện ngay trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn liên tiếp xen ngang khi người phỏng vấn đang nói, lên giọng hoặc tỏ ý coi thường thì chắc chắn bạn sẽ bị “đánh rớt” không thương tiếc. Thậm chí, khi người phỏng vấn có thể đưa ra ngay kết quả “loại” thì bạn cũng đừng cau có, tỏ ra thất vọng hay đóng sập cửa, bởi các bạn vẫn có cơ hội “gặp” lại nhau.

 3.  Nói dối

Rất nhiều ứng viên thú nhận rằng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, họ đã nói dối hoặc thổi phồng sự thật trong CV hay trong quá trình trả lời câu hỏi khi tham gia phỏng vấn. Nhưng hãy nghĩ đến hậu quả mà nó mang lại, thời điểm bạn được cân thắc nâng lương hoặc thăng chức, những lời nói dối bị phát hiện và tất cả mọi cơ hội tan biến. Công ty không sớm thì muộn sẽ phát hiện ra sự thật và chắc chắn không bao giờ tin tưởng bạn nữa, và nguy cơ bị sa thải là rất cao.

4. Tỏ ra thiếu sức sống

Liên tục ngáp dài, ngồi khom lưng quá thấp hoặc trông giống như muốn nằm trên giường nhiều hơn sẽ khiến người phỏng vấn cảm thấy bạn thật nhàm chán. Điều này có thể khiến buổi phỏng vấn của bạn kết thúc giữa chừng. Vì vậy, hãy luôn để mắt đến ngôn ngữ cơ thể, luôn lắng nghe người phỏng vấn với thái độ nhiệt tình. Họ sẽ nhận ra “Ồ, cô ấy/anh ấy vẫn đang tập trung” và có cái nhìn tích cực hơn về bạn.

     

5. Quan tâm “bổng lộc” nhiều hơn công việc

Khi được trao cơ hội để hỏi người phỏng vấn, chớ nên hỏi những câu như: “Tôi được nghỉ phép bao lâu?”, “Tôi có bao nhiêu ngày nghỉ ốm?” hoặc “Tôi được tạm ứng bao nhiêu khi gặp trường hợp khẩn cấp?” Đây là những điều bạn nên biết nhưng trong việc bạn chỉ tập trung vào vấn đề này sẽ khiến người tuyển dụng có cảm giác rằng bạn đang xem công việc như một phương tiện để nghỉ ngơi và hưởng “bổng lộc”. Điều quan trọng là họ không có cảm hứng để tuyển những người như vậy.

 6. “Truy nã” nhà tuyển dụng

Sau khi tham gia phỏng vấn thì bất cứ ai cũng mong muốn được biết kết quả càng sớm càng tốt. Những điều đó không có nghĩa là bạn liên tục gọi cho nhà tuyển dụng và đòi hỏi được biết kết quả. Điều này chỉ làm cho họ nghĩ rằng bạn đang thực sự tuyệt vọng và rối trí mà thôi. Đôi khi bạn nên tự biết rằng, nếu sau vài tuần mà không được nhà tuyển dụng liên lạc lại thì đồng nghĩa với việc bạn đã bị từ chối.

 Nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tìm được ứng viên nghiêm túc, có bản lĩnh và thông minh. Nếu bạn đáp ứng được những tiêu chí đó thì công việc như mong muốn sẽ đến với bạn trong một ngày không xa. 

Phương Thảo

Sao chép thành công