Trải qua quãng thời gian cống hiến tận tâm, bất kì nhân viên nào cũng muốn mở rộng cơ hội sự nghiệp thông qua đề nghị thăng chức. Tuy nhiên, ước muốn này sẽ bị hoãn lại bởi vài “cái khó” tiêu biểu như: chưa đủ kinh nghiệm, cơ chế nhân sự đã đầy hoặc vị trí mới chỉ được triển khai trong tương lai.
Tất nhiên, từ chối với lý do chính đáng là chuyện hiển nhiên. Nhưng nếu cấp trên thiếu tinh tế trong hồi đáp thì sẽ dễ khiến nhân viên dưới trướng có cái nghĩ tiêu cực về chuyện tế nhị này. Từ đó dẫn đến nhiều rắc rối như sụt giảm tinh thần làm việc, sứt mẻ quan hệ thậm chí là “dứt áo ra đi” không thể cứu vãn.
Vì vậy, đưa ra lời từ chối khéo léo là điều quan trọng với bất kỳ người cấp trên nào và bạn sẽ làm được với 5 bước gợi ý sau đây.
Tìm hiểu rõ về căn nguyên của đề xuất thăng chức
Thăng chức là một vấn đề nhạy cảm và không phải ai cũng tùy tiện có đề xuất này. Nên ở cương vị sếp thì bạn không nên võ đoán một cách tiêu cực về chuyện thăng chức của cấp dưới. Thay vào đó, bạn nên đặt bản thân vào vị trí của nhân viên nhằm tìm hiểu về căn nguyên thực sự.
Từ đó, lời từ chối của bạn mới có đủ “sức mạnh” thuyết phục. Bởi vì không phải nhân viên nào cũng chỉ chăm chăm vào lương bổng mà biết đâu họ còn có những khúc mắc khác. Việc tìm hiểu thì không quá khó khăn khi bạn chủ động dành nhiều thời gian để tâm quan sát nhân viên trong công việc/cuộc họp/tiệc offline cũng như khéo léo “moi” thông tin từ tập thể.
Chuẩn bị kỹ càng về cuộc trao đổi với cấp dưới
Sau khi bạn đã nắm chắc được đâu là “ngọn ngành” dẫn đến đề xuất thăng chức thì điều tiếp theo là sự chuẩn bị kỹ càng về cuộc trao đổi “tế nhị” với cấp dưới. Bởi bạn không thể nào chỉ bâng quơ đôi câu về lý do, sau đó vỗ vai, bắt tay và đưa ra lời hứa hẹn trong tương lai. Tệ nhất là bạn chỉ gửi kết quả phản hồi qua email - một hành động vô cùng thiếu tôn trọng.
Đặt bản thân vào quan điểm của cấp dưới thì họ sẽ cần một lời giải thích rõ ràng, chi tiết về chuyện “tại sao không”. Giả sử như trường hợp cấp dưới yêu cầu thăng chức vì “so bì” vị trí với nhân viên mới (hoặc nhỏ tuổi hơn), thì bạn phải tinh tế nói về điểm khác nhau giữa hai người. Vì thế, sự chuẩn bị chu đáo sẽ đem giúp cho bạn thỏa đáp được vấn đề mà không sợ “vạ miệng” hoặc mất kiểm soát với các câu hỏi hóc búa bất ngờ từ cấp dưới.
Sắp xếp cuộc nói chuyện minh bạch và kín kẽ
Bất kì ai cũng đặt danh dự lên đầu và muốn nhận sự quý mến từ mọi người. Do vậy, với vấn đề “tế nhị” này thì bạn cũng nên có cách giải quyết vô cùng “tôn trọng”. Sẽ thật không hay nếu bạn nói “không” về thăng chức của cấp dưới trong cuộc họp đông người hoặc mời nhân viên vào phòng riêng nhưng vô ý để cửa mở.
“Tốt khoe xấu che” nên bạn hãy hẹn nhân viên vào một thời gian xác định, và địa điểm tốt nhất là phòng làm việc riêng. Từ đó, cả hai sẽ cảm thấy thoải mái khi trao đổi về những điều xoay quanh câu hỏi “tại sao”. Ngoài ra, bạn cũng cần minh bạch và chi tiết những thông tin cần thiết để nhân viên hiểu về quyết định “không như ý”. Bởi sự úp mở sẽ để lại nhiều nghi hoặc và dễ làm người khác hiểu sai lý do của bạn.
Từ chối nhưng không quên “lời hứa hẹn”
Sau cuộc trao đổi tích cực và nhân viên cũng thông hiểu rõ về lý do cái “lắc đầu” thì bạn đừng quên nói những “lời hứa hẹn” về sự thăng tiến. Bởi nếu nhân sự có năng lực thật sự và trường hợp lần này là dạng “đúng người - sai thời điểm” thì trước sau bạn cũng phải chấp nhận đề xuất thăng chức.
Thêm nữa, việc nhắc khéo về tương lai phát triển sẽ là “một mũi tên trúng hai nhạn”. Một mặt thì điều này sẽ giúp bạn giữ được cái tiếng “thơm” về sự ân cần quan tâm nhân viên, mặt còn lại thì khiến cho đối phương cảm thấy rằng “con đường” vẫn còn tươi sáng. Tuy nhiên bạn nên lưu ý kiểm soát “lời nói” trong phạm vi để tránh trường hợp “lời nói gió bay”.
Quan sát tình hình sau khi nói “không”
Dù nhân viên có hiểu rõ lí do và chấp nhận quyết định nhưng không đồng nghĩa rằng họ hoàn toàn hài lòng. Thực tế, việc bị khước từ cơ hội là chuyện “khó chấp nhận” trong nhất thời và sẽ làm giảm phần nào nhiệt huyết trong công việc.
Do vậy, bạn cần đề phòng sự bất ngờ “rời bến” hoặc giảm chất lượng công việc vì yếu tố tâm lý bằng cách theo dõi sát sao tình hình. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng “chữa lành” mối quan hệ cũng như bảo đảm tiến độ công việc của nhân viên và tập thể. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu tâm về phương án thay thế hợp lý nếu mọi chuyện thật sự không thể hàn gắn.
Trung Thành
Nghệ thuật quản lý - Cẩm nang khác
- Văn hóa giao tiếp với nhân viên qua email: làm sao để trở nên tốt hơn?
- Nhân viên liên tục trễ hẹn, nên ứng xử thế nào?
- Khiêm tốn là gì? Vì sao nhà quản lý hiệu quả cần khiêm tốn?
- Làm gì để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên?
- Vì sao cần nói lời cảm ơn nhân viên và nên thể hiện như thế nào?
- Nghệ thuật lãnh đạo: 8 bài học không thể bỏ qua
- 11 dấu hiệu cho thấy bạn đang quản lý nhân sự hiệu quả
- Thư chào mừng nhân viên mới đúng chuẩn – cách viết đúng chuẩn
- Bí quyết để xây dựng bản mô tả công việc cho vị trí nhân viên kinh doanh
- 7 điểm khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý
- Cách quản lý nhân viên cấp dưới khi làm việc tại nhà mùa dịch
- 8 kỹ năng quản trị con người nhà quản lý hiệu quả đều thành thạo
- Đưa ra quyết định nghỉ việc cho nhân viên và những điều cần lưu ý
- Bí quyết kiểm soát cảm xúc dành cho nhà quản lý
- Bí quyết quản lý nhân viên trong thời gian thử việc
- Bí quyết sử dụng thời gian hiệu quả dành cho quản lý mới
- Sau Tết, làm gì để nhân viên tăng năng suất làm việc?
- 7 mục tiêu năm mới để trở thành nhà quản lý giỏi hơn
- Tổ chức tiệc tất niên công ty, doanh nghiệp được lợi gì?
- 7 ý tưởng giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc cuối năm
- Những điều cần biết để tuyển dụng nhân viên thời vụ hiệu quả
- Làm gì để nhân viên tập trung làm việc vào những ngày cuối năm?
- 6 điều nên tránh để quản lý nhân viên từ xa hiệu quả
- Muốn nhân viên nể phục, nhà quản lý cần có phẩm chất nào?
- Lí do nên để nhân viên tham gia vào việc ra quyết định
- 5 cách khiến nhân viên hướng nội của bạn “lên tiếng”
- 7 cách lắng nghe giúp bạn trở thành nhà quản lý hiệu quả
- Nhà quản lý giỏi truyền cảm hứng thường làm gì?
- 6 điều công ty cần làm trước khi sa thải nhân viên
- 6 trở ngại người mới được thăng chức có thể đối mặt
- Bí quyết “lên dây cót” tinh thần cho nhân viên sau kỳ nghỉ
- 5 sai lầm nên tránh khi tuyển nhân viên làm việc từ xa
- 7 cách hỗ trợ nhân viên bị “quá tải” và căng thẳng
- 7 cách khiến nhân viên mới cảm thấy được chào đón
- 7 bí quyết giúp nhân viên quản lý thời gian tốt hơn
- 5 sai lầm trong quản lý làm giảm hiệu suất của nhân viên
- 5 lỗi về kỹ năng viết nhà quản lý không nên mắc phải
- 4 thách thức khi quản lý nhân viên từ xa và cách vượt qua
- 3 điều nhà quản lý nên nói thay cho câu “Tôi không biết”
- 5 điều không nên làm khi nhân viên nghỉ việc
- 5 lí do người lạc quan là những lãnh đạo tuyệt vời
- 7 điều nhà quản lý cần truyền đạt cho nhân viên mới
- 5 lí do nhân viên không ra khỏi “vùng an toàn” khi làm việc
- 6 lí do để tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên
- 5 biểu hiện khi nhân viên giảm động lực làm việc
- 6 điều giúp nhà tuyển dụng “đẹp” hơn trong mắt ứng viên
- 5 thói quen của nhà quản lý có nhân viên trung thành
- Nhân viên giỏi nghỉ việc, sếp đang phạm sai lầm nào?
- 8 điều không nên làm nếu muốn được nhân viên nể trọng
- Mới ‘lên sếp’, làm sao để nhân viên tâm phục khẩu phục?
- 5 Bước giúp nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên mới
- 5 bài học quản trị nhân sự đắt giá cho startup tương lai (Kỳ cuối)
- 4 điều người mới được “thăng quan” nên làm
- Làm sao dung hòa nhân viên mới với đội ngũ startup nòng cốt? (Kỳ 2)
- 5 Điều Sếp Trẻ Nên Phát Huy Trong Việc Quản Lý
- Thu phục cấp dưới khó bảo, đâu là giải pháp thông minh?
- 6 “tuyệt chiêu” giao việc để cấp dưới làm việc hiệu quả mà không vượt quyền
- 5 “bí kíp” giúp kiềm chế cảm xúc khi nhân viên phạm sai lầm
- 5 bí quyết giữ chân nhân tài sau thời gian thử việc
- 8 điều “không nên” cần cân nhắc khi làm lãnh đạo
- Cách nghĩ đưa người lãnh đạo chạm mốc thành công
- Làm thế nào để phát triển kỹ năng lãnh đạo thật hiệu quả?
- Làm thế nào để đánh giá nhân viên từ xa
- 8 điều cần làm ngay để giữ nhân viên gắn bó với doanh nghiệp
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 2)
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 1)
- Những tố chất lãnh đạo mà người sếp nào cũng cần có
- Để trở thành một chuyên viên tư vấn tuyển dụng thành công
- 5 cách để giữ chân nhân viên mới
- Những thói quen tai hại ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà lãnh đạo