Giữ chân nhân viên chất lượng là một điều khó khăn, ngay cả đối với một chuyên gia nhân sự dày dặn kinh nghiệm. Tư duy thay đổi cùng với một nền kinh tế ngày càng sôi động là lí do khiến nhiều người không còn tìm kiếm một công ty để gắn bó ổn định mà là một tổ chức có thể đáp ứng tất cả các kỳ vọng của họ.
Trước sự thay đổi này, bạn cần phải có sự nhạy bén với thời đại để đảm bảo rằng bạn không nắm lấy phần thua trong cuộc chiến giữ chân nhân tài. Trong bài viết này, hãy cùng xem xét một số dấu hiệu nhận biết rằng nhân viên mới của bạn sẽ không gắn bó lâu dài với công ty và cách bạn có thể ứng xử với họ.
Thiếu hứng thú với công việc
Một nhân viên thể hiện sự thiếu quan tâm rõ rệt về vai trò mới của mình là một dấu hiệu chắc chắn cảnh báo rằng họ sẽ sớm rời đi. Thông thường, nhân viên mới luôn muốn tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp và cấp trên của họ, kết quả là họ cố gắng học hỏi nhiều nhất có thể để chứng tỏ bản thân. Nếu một người mới dường như không quan tâm hoặc không cho thấy thái độ nghiêm túc khi thực hiện các nhiệm vụ, có thể họ chỉ xem công việc này như một biện pháp tạm thời trước khi chuyển sang vị trí khác.
Hãy sắp xếp một cuộc họp trực tiếp với nhân viên này và cố gắng tìm ra những khó khăn mà họ có thể gặp phải trong văn phòng. Một số người có thể chỉ đơn giản là bắt nhịp công việc chậm hơn so với người khác và họ cần được hỗ trợ hoặc tư vấn.
Liên tục phá vỡ quy tắc
Một dấu hiệu khác cảnh báo nhân viên mới của bạn sẽ không gắn bó lâu với công ty là họ liên tục phá vỡ các quy tắc. Trong một số tình huống, nhân viên cảm thấy rằng họ không có gì để mất vì họ không có ý định ở lại lâu dài. Do đó, họ trở nên táo bạo với các quy tắc và quy định. Về lâu dài, điều này có thể là thảm họa làm suy giảm động lực của tập thể vì nó gây ra sự căng thẳng giữa các thành viên và tạo tiền lệ xấu cho những người khác trong nhóm.
Đối phó với một nhân viên “nổi loạn” chưa bao giờ là điều dễ dàng và có thể mất khá nhiều thời gian. Vì thế, bạn cần nhẹ nhàng nhưng kiên quyết với kiểu nhân viên này và nói rõ rằng hành vi đó là không được chấp nhận. Nếu họ vẫn không thay đổi, thì các biện pháp kỷ luật sẽ cần phải được thực hiện.
Không làm việc tốt với người khác
Mặc dù việc nhân viên mới sẽ có một chút dè dặt trong vài tuần đầu làm việc là hoàn toàn bình thường nhưng nếu họ gặp khó khăn trong việc hòa nhập với các thành viên khác trong nhóm có thể dẫn đến nhiều rắc rối như không ăn ý dẫn đến năng suất thấp. Khi một nhân viên gặp khó khăn trong việc hòa hợp với các đồng nghiệp của mình thì đây là dấu hiệu rõ ràng rằng họ không phù hợp với tổ chức và rất có thể sẽ không ở lại công ty của bạn trong thời gian dài.
Với vai trò là người quản lý nhân sự, bạn có nhiều cách để giải quyết vấn đề này. Thứ nhất, hãy tiến hành quan sát về cách nhân viên này tương tác với các đồng nghiệp khác. Từ đây, bạn có thể xác định xem có bất kỳ dấu hiệu bắt nạt hoặc tẩy chay nào không. Thứ hai, hãy tạo mối quan hệ thân thiết để hiểu rõ hơn về cách họ thực hiện công việc và cho phép họ nói ra sự bực bội hoặc lo lắng của mình.
Xin nghỉ phép thường xuyên
Mặc dù không có gì sai khi xin nghỉ phép để giải tỏa căng thẳng nhưng khi một nhân viên mới bắt đầu công việc vắng mặt thường xuyên, đây có thể là điều đáng lo ngại. Bất cứ nhân viên mới nào quan tâm đến công việc đều hạn chế nghỉ phép vì họ muốn thể hiện sự chăm chỉ và nhiệt tình nhằm tạo ấn tượng tốt. Mặc dù nhân viên mới có thể chỉ đơn giản là xin nghỉ phép vì có kế hoạch trước đó nhưng cũng có khả năng họ không vui ở nơi làm việc hoặc đang sử dụng thời gian nghỉ này để tham dự các cuộc phỏng vấn.
Trong tình huống như vậy, việc chất vấn nhân viên mới của bạn có thể khiến họ sợ hãi và có ấn tượng xấu về công ty. Thay vào đó, hãy cân nhắc việc nói chuyện với nhân viên trong một môi trường ngoài công việc. Một cuộc trao đổi thoải mái sẽ khuyến khích nhân viên cởi mở hơn về các vấn đề họ gặp phải.
Mặc dù với vai trò là người quản lý nhân sự, bạn nên cố gắng để khuyến khích nhân viên mới làm việc hiệu quả, nhưng cũng nên xem xét khi nào cần để một người kém hiệu quả rời đi nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp cũng như các nhân viên khác. Và chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo sớm là một yếu tố quan trọng để thực hiện điều này một cách đúng đắn.
Huỳnh Trâm
Nghệ thuật quản lý - Cẩm nang khác
- Văn hóa giao tiếp với nhân viên qua email: làm sao để trở nên tốt hơn?
- Nhân viên liên tục trễ hẹn, nên ứng xử thế nào?
- Khiêm tốn là gì? Vì sao nhà quản lý hiệu quả cần khiêm tốn?
- Làm gì để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên?
- Vì sao cần nói lời cảm ơn nhân viên và nên thể hiện như thế nào?
- Nghệ thuật lãnh đạo: 8 bài học không thể bỏ qua
- 11 dấu hiệu cho thấy bạn đang quản lý nhân sự hiệu quả
- Thư chào mừng nhân viên mới đúng chuẩn – cách viết đúng chuẩn
- Bí quyết để xây dựng bản mô tả công việc cho vị trí nhân viên kinh doanh
- 7 điểm khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý
- Cách quản lý nhân viên cấp dưới khi làm việc tại nhà mùa dịch
- 8 kỹ năng quản trị con người nhà quản lý hiệu quả đều thành thạo
- Đưa ra quyết định nghỉ việc cho nhân viên và những điều cần lưu ý
- Bí quyết kiểm soát cảm xúc dành cho nhà quản lý
- Bí quyết quản lý nhân viên trong thời gian thử việc
- Bí quyết sử dụng thời gian hiệu quả dành cho quản lý mới
- Sau Tết, làm gì để nhân viên tăng năng suất làm việc?
- 7 mục tiêu năm mới để trở thành nhà quản lý giỏi hơn
- Tổ chức tiệc tất niên công ty, doanh nghiệp được lợi gì?
- 7 ý tưởng giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc cuối năm
- Những điều cần biết để tuyển dụng nhân viên thời vụ hiệu quả
- Làm gì để nhân viên tập trung làm việc vào những ngày cuối năm?
- 6 điều nên tránh để quản lý nhân viên từ xa hiệu quả
- Muốn nhân viên nể phục, nhà quản lý cần có phẩm chất nào?
- Lí do nên để nhân viên tham gia vào việc ra quyết định
- 5 cách khiến nhân viên hướng nội của bạn “lên tiếng”
- 7 cách lắng nghe giúp bạn trở thành nhà quản lý hiệu quả
- Nhà quản lý giỏi truyền cảm hứng thường làm gì?
- 6 điều công ty cần làm trước khi sa thải nhân viên
- 6 trở ngại người mới được thăng chức có thể đối mặt
- 6 cách suy nghĩ tích cực giúp tăng năng suất làm việc
- Bí quyết “lên dây cót” tinh thần cho nhân viên sau kỳ nghỉ
- 6 lí do trí tuệ cảm xúc quan trọng với nhà quản lý
- 7 cách hỗ trợ nhân viên bị “quá tải” và căng thẳng
- 7 cách khiến nhân viên mới cảm thấy được chào đón
- 7 bí quyết giúp nhân viên quản lý thời gian tốt hơn
- 5 sai lầm trong quản lý làm giảm hiệu suất của nhân viên
- 10 tiêu chí của nhân viên có nhiều tiềm năng
- 4 thách thức khi quản lý nhân viên từ xa và cách vượt qua
- 3 điều nhà quản lý nên nói thay cho câu “Tôi không biết”
- 7 điều nhà quản lý cần truyền đạt cho nhân viên mới
- Khám phá bí quyết “thổi lửa” cho nhân viên lâu năm
- 6 dấu hiệu công ty nên tuyển thêm nhân viên mới
- 5 lí do nhân viên không ra khỏi “vùng an toàn” khi làm việc
- 6 điều giúp nhà tuyển dụng “đẹp” hơn trong mắt ứng viên
- 5 thói quen của nhà quản lý có nhân viên trung thành
- Nhân viên hay đòi hỏi - nhà quản lý nên làm gì?
- 8 điều không nên làm nếu muốn được nhân viên nể trọng
- Mới ‘lên sếp’, làm sao để nhân viên tâm phục khẩu phục?
- 4 cách sự tử tế tạo nên nhà lãnh đạo tuyệt vời
- 6 lỗi phổ biến khi đánh giá hiệu suất nhân viên
- 4 biểu hiện bạn đang lãng phí thời gian của nhân viên
- 6 lí do khiến bạn không được nhân viên tôn trọng
- 5 đặc tính cần có của nhân viên làm việc từ xa
- 5 Bước giúp nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên mới
- 5 bài học quản trị nhân sự đắt giá cho startup tương lai (Kỳ cuối)
- 4 điều người mới được “thăng quan” nên làm
- Làm sao dung hòa nhân viên mới với đội ngũ startup nòng cốt? (Kỳ 2)
- 5 Điều Sếp Trẻ Nên Phát Huy Trong Việc Quản Lý
- Thu phục cấp dưới khó bảo, đâu là giải pháp thông minh?
- 6 “tuyệt chiêu” giao việc để cấp dưới làm việc hiệu quả mà không vượt quyền
- 5 “bí kíp” giúp kiềm chế cảm xúc khi nhân viên phạm sai lầm
- 5 bí quyết giữ chân nhân tài sau thời gian thử việc
- 8 điều “không nên” cần cân nhắc khi làm lãnh đạo
- Cách nghĩ đưa người lãnh đạo chạm mốc thành công
- Làm thế nào để phát triển kỹ năng lãnh đạo thật hiệu quả?
- Làm thế nào để đánh giá nhân viên từ xa
- 8 điều cần làm ngay để giữ nhân viên gắn bó với doanh nghiệp
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 2)
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 1)
- Những tố chất lãnh đạo mà người sếp nào cũng cần có
- Để trở thành một chuyên viên tư vấn tuyển dụng thành công
- 5 cách để giữ chân nhân viên mới
- Những thói quen tai hại ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà lãnh đạo