Các tiêu chí cần lưu ý khi đánh giá nhân viên

Quản lý nhân sự được coi là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với nhà lãnh đạo. Làm thế nào để việc đánh giá phát huy hiệu quả để tìm ra những nhân viên không đủ điều kiện và khen thưởng kịp thời những nhân viên xuất sắc?

Mỗi công ty cần đưa ra những tiêu chí riêng, áp dụng cho các cấp bậc nhân viên khác nhau, để có cách đánh giá hiệu quả nhất. Các tiêu chí này cần rõ rang, tránh đưa ra các tiêu chí “chung chung” dẫn tới sự hiểu lầm của cấp dưới.

Một tiêu chí đánh giá nhân viên công bằng sẽ đánh giá hiệu quả năng suất làm việc người lao động và khuyến khích nhân tài bằng cách thúc đẩy một hệ thống khen thưởng tương xứng với hiệu suất đó.

Việc tuân thủ một lịch trình công việc cụ thể, hoàn thành đúng deadline các công việc được giao, giao tiếp tốt, và khả năng thích nghi tốt với các nhân viên khác là một số trong những yếu tố chi phối kết quả đánh giá nhân sự. Đánh giá hiệu quả nhân sự cũng là để xác định xem một nhân viên có thể hòa nhập với văn hóa tổ chức.

Rõ ràng kết quả của một bản đánh giá nhân viên phải dựa trên cả hai yếu tố định tính và định lượng. Hãy cùng tìm hiểu các tiêu chí đánh giá nhân viên dưới đây.

Đánh giá khách quan

Việc đánh giá khách quan sẽ tạo thuận tiện cho cả hai bên: đánh giá viên (lãnh đạo) và nhân viên. Đánh giá khách quan dựa trên các yếu tố có thể được định lượng bằng điểm số và kết quả có thể lập bảng rõ ràng.

Ưu điểm lớn nhất của việc đánh giá khách quan là các nhân viên không thể buộc tội người giám sát. Công việc được thực hiện bởi các nhân viên và hành động của họ sẽ ảnh hưởng đến kết quả của việc đánh giá khách quan. Ví dụ:

– Doanh số bán hàng của các nhân viên trong một tháng có thể dễ dàng đo lường cả về tiền tệ và phi tiền tệ. Con số này có thể được so sánh với mục tiêu đặt ra. Hiệu năng của nhân viên có thể được đánh giá bằng cách so sánh doanh thu được tạo ra với mục tiêu dự kiến, và xếp hạng đánh giá.

– Số lượng các cuộc gọi được thực hiện và các khách hàng giao tiếp là một trong số các tiêu chí đánh giá khách quan.

– Ngoài việc đo lường năng suất, việc thực hiện đúng giờ và quản lý thời gian cũng có thể được đánh giá một cách tương tự.

Đánh giá chủ quan

Mặt khác, đánh giá chủ quan được dựa trên một số yếu tố không thể đo lường. Bất cứ điều gì mà không thể được định lượng đều có thể dẫn đến sai lệch. Tiêu chí đánh giá chủ quan bao gồm việc đánh giá chất lượng công việc và thái độ của các nhân viên. Sáng kiến, độ tin cậy, hiệu quả công việc và trao đổi thông tin một cách chủ động là các chỉ số hoạt động quan trọng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của một cuộc đánh giá chủ quan. Mặc dù những phẩm chất này là rất quan trọng để đảm bảo đạo đức làm việc, tuy nhiên sẽ khó khă hơn để đánh giá chỉ dựa trên những tiêu chí đó. Ví dụ:

– Chất lượng đầu ra cũng quan trọng như số lượng. Một nhân viên đáp ứng các mục tiêu của mình nhưng lại thấy khó khăn để tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, sẽ chỉ hoàn thành một phần của công việc được giao.

– Một nhân viên bán hàng tạo ra một  doanh thu khổng lồ mà không tập trung vào việc xây dựng cơ sở khách hàng trung thành, thân thiết sẽ không được đánh giá tốt. Một đánh giá khách quan của các yếu tố này là rất khó, nếu không muốn nói là không thể. 

Hiện nay, nhiều công ty sử dụng phần mềm để đánh giá nhân viên. giúp các nhà lãnh đạo, nhà quản lý xem xét, theo dõi kết quả làm việc của nhân viên. Đây cũng là một phương tiện giúp việc đánh giá nhân viên hiệu quả và khách quan hơn.

Nhân viên cần phải biết điều này:

– Việc quan trọng là bạn cần phải biết việc đánh giá nhân viên dựa trên các tiêu chí gì, để từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong việc thực hiện công việc và tuân thủ các nguyên tắc chung.

– Nếu chẳng may nhận được bản đánh giá hiệu quả công việc không như ý muốn, , hãy tự đánh giá xem liệu bạn có đúng với những đánh giá đó không. Trước khi ra một quyết định nào, bạn cũng nên tìm hiểu gốc rễ của vấn đề. Có thể thực sự bạn đang làm việc không hiệu quả và bạn biết điều đó. 

– Có thể, bạn sẽ nhận được một báo cáo với những đánh giá tiêu cực. Trong một trường hợp này, điều quan trọng là bạn phải nói chuyện trực tiếp với người giám sát hoặc người đánh giá và yêu cầu một báo cáo chi tiết việc thực hiện công việc của bạn dựa trên các tiêu chuẩn được yêu cầu, trong đó đưa ra các ví dụ cụ thể minh chứng cho kết quả đánh giá. 

–  Tốt nhất bạn nên ghi chép rõ ràng về kết quả công việc của mình để chứng minh khi cần thiết. Có thể người giám sát hoặc đánh giá không biết hết về công việc của bạn và có những nhận xét sai lệch. Khi đó, những ghi chép của bạn sẽ là vị cứu tinh trong những tình huống không may, ví dụ sa thải hoặc kỷ luật.

Phương Thảo

Sao chép thành công