Các nhà quản lý làm việc trong các công ty phải có kỹ năng quản trị con người để thực hiện hiệu quả công việc của họ.
Mối quan hệ giữa người quản lý và đội ngũ nhân viên tạo nên sự thành công của họ trong công ty. Nghiên cứu cho thấy 70% động lực của nhân viên chịu ảnh hưởng bởi người quản lý của họ. Vậy các nhà quản lý có thể cải thiện điều này như thế nào? Tất cả là nhờ vào kỹ năng quản trị con người.
Vì sao kỹ năng quản trị con người lại quan trọng?
Đây là kỹ năng ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ của người quản lý và nhân viên. Một người quản lý có kỹ năng quản trị con người kém có thể gây tổn hại đến doanh nghiệp. Quản lý kém sẽ khiến người tài rời bỏ công ty chỉ sau một thời gian ngắn, khách hàng không hài lòng và các vấn đề không được giải quyết triệt để. Điều này sẽ khiến công ty tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Vậy, nhà quản lý cần có các kỹ năng quản trị con người nào để thành công trong vai trò thúc đẩy một đội ngũ nhân viên trung thành?
8 kỹ năng quản trị con người mà mỗi người quản lý hiệu quả đều có
Kết nối
Là một người quản lý hoặc lãnh đạo, bạn cần làm cho nhân viên cảm nhận được sự hiện diện của bạn trong công việc. Đừng chỉ ở phòng làm việc của bạn và chỉ nói chuyện với mọi người khi bạn có nhiệm vụ cần giao cho họ. Hãy ra ngoài và tạo kết nối với nhân viên của bạn. Hãy tìm hiểu về họ, tham gia vào các sự kiện của nhân viên. Điều này thực sự rất đơn giản.
Có thể bạn đã từng làm việc ở các văn phòng – nơi mà đội ngũ lãnh đạo hiếm khi được nhìn thấy hoặc nghe thấy ngoài các cuộc họp toàn công ty. Đối với nhân viên, họ có thể “lạnh lùng” hoặc thiếu kết nối trong các hoạt động hàng ngày. Có một lý do tại sao mọi người nói rằng nhân viên rời khỏi các nhà quản lý chứ không phải công ty. Đây là những nhà quản lý mà nhân viên hàng đầu của họ sẽ dễ dàng rời đi vì không có bất kỳ sự gắn bó nào với doanh nghiệp. Trong khi đó, xây dựng một kết nối mạnh mẽ với nhân viên của bạn sẽ tác động tích cực đến việc giữ chân nhân viên.
Đồng cảm
Thể hiện sự đồng cảm đối với nhân viên đang phải đối mặt với các khó khăn trong công việc hoặc cuộc sống cá nhân cũng là một kỹ năng quản trị con người quan trọng đối với nhà quản lý. Hãy cố gắng nhìn mọi thứ ở vị trí của nhân viên. Chẳng hạn, hãy để nhân viên được ra về sớm để đón người thân từ bệnh viện hoặc vắng mặt một vài giờ để tham dự buổi biểu diễn văn nghệ của con họ. Bên cạnh đó, hãy ủng hộ các thành viên trong nhóm của bạn và bảo vệ họ trong hoàn cảnh khó khăn. Hãy cho thấy rằng bạn quan tâm và sẽ làm việc để cải thiện tình hình của họ sẽ giúp bạn xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ và bền vững với nhân viên.
Giao tiếp hai chiều
Nhân viên của bạn luôn muốn nhận được nhiều thông tin về doanh nghiệp, vì vậy hãy cập nhật cho họ các thông tin mới và quan trọng nhất. Đừng để họ nghe về những thay đổi lớn tại cuộc họp toàn công ty hoặc trong các cuộc tám chuyện, bởi điều này sẽ khiến họ nghi ngờ về tính minh bạch trong công ty – điều mà chắc chắn không nhà quản lý nào muốn có.
Việc xây dựng một môi trường làm việc nơi ý kiến của tất cả mọi người được lắng nghe là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, đừng thiết lập một hộp thư góp ý hoặc tạo một nhóm để thu thập phản hồi. Những phương này không mang tính riêng tư và bạn có thể dễ dàng bỏ qua các ý kiến của họ.
Trao quyền
Trao quyền có nghĩa là cung cấp cho nhân viên của bạn các công cụ họ cần để làm việc và sau đó bước ra khỏi “con đường” của họ. Quản lý vi mô không phải là đặc điểm của nhà quản lý hiệu quả. Một người quản lý tuyệt vời sẽ cung cấp cho nhân viên “khoảng tự do” mà họ cần để hoàn thành mục tiêu bằng chính khả năng của họ. Mức độ vừa phải là chìa khóa quan trọng ở đây. Bạn cần hướng dẫn vừa đủ, không quá ít nhưng cũng không quá nhiều đến mức cầm tay chỉ việc, tạo ra các rào cản trong quá trình thực hiện.
Hãy nhớ rằng, bạn có thể làm tất cả. Tại một số thời điểm, bạn phải trao quyền. Điều đó đòi hỏi sự tin tưởng – không chỉ ở nhân viên của bạn mà còn ở chính bạn về khả năng trở thành một nhà quản lý hiệu quả.
Phần thưởng và sự công nhận
Bất kỳ nhân viên nào cũng muốn được khen thưởng và công nhận cho sự thành công của họ. Luôn luôn khen thưởng nhân viên cho các công việc khó khăn của họ. Đừng chỉ đánh giá cao các nhân viên hàng đầu mà hãy áp dụng điều này cho bất kỳ nhân viên nào – người đang cố gắng cải thiện và làm tốt nhất so với khả năng của họ.
Cơ hội và phát triển nghề nghiệp
Một kỹ năng quản trị con người khác mà nhà quản lý hiệu quả đều có là sẵn sàng cung cấp cho nhân viên các cơ hội để phát triển và trở nên chuyên nghiệp hơn. Đây là điều hấp dẫn đối với những nhân viên hàng đầu. Điều này gắn liền với việc hiểu nhân viên của bạn, hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của họ đồng thời đề xuất các giải pháp để họ liên tục cải thiện. Cho dù đó là một khóa học trực tuyến hay các khóa học bán thời gian, nhân viên cần được tiếp cận các con đường khác nhau để tự cải thiện.
Linh hoạt, uyển chuyển
Linh hoạt nghĩa là bạn hiểu rằng có nhiều cách để hoàn thành một nhiệm vụ. Chỉ vì một thành viên trong nhóm chọn cách giải quyết vấn đề khác với bạn không có nghĩa là cách tiếp cận đó là sai. Có thể có một cách hiệu quả hơn để hoàn thành công việc, nhưng trong hầu hết các trường hợp, kết quả mới thực sự quan trọng.
Linh hoạt cũng có nghĩa là có thể điều chỉnh nhanh chóng để thay đổi theo hoàn cảnh. Đừng quá cứng nhắc đến nỗi bạn không thể dành ra thời gian để giải quyết các sự cố bất ngờ trong lịch trình của bạn.
Trung thực
Trung thực là điều cần thiết nếu bạn muốn xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ tin tưởng bạn và tin tưởng lẫn nhau. Vì vậy, hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử và thể hiện sự trung thực trong mọi việc.
Điều đó có nghĩa là nói sự thật trong các tình huống tốt và xấu. Điều đó có nghĩa là bạn nên nói sự thật ngay cả khi điều đó không mang đến lợi ích tốt nhất cho bạn. Tuy nhiên, khi nhân viên của bạn nhận thấy bạn trung thực trong mọi trường hợp, họ sẽ xem bạn là tấm gương và bắt chước theo thái độ của bạn.
Điều đó sẽ cải thiện cách họ làm việc và cách họ cư xử với nhau. Với sự trung thực – từ cả bạn và nhân viên – nhóm của bạn sẽ cùng nhau nỗ lực và có thể chinh phục bất kỳ vấn đề khó khăn nào trong quá trình làm việc.
Lòng trung thành của nhân viên là một trong những tài sản quý giá nhất mà doanh nghiệp có được. Nhân viên trung thành là đại sứ thương hiệu lớn nhất của bạn và họ sẽ thường làm tốt hơn những gì được mong đợi. Nhưng hãy nhớ rằng, lòng trung thành là một con đường hai chiều. Nếu nhân viên không cảm thấy gắn kết, họ sẽ không làm tốt công việc, không đưa ra các biện pháp hay để giải quyết vấn đề và cuối cùng họ sẽ đối xử với khách hàng của bạn giống như cách họ bị đối xử.
Một mối quan hệ kém giữa quản lý và nhân viên làm tổn thương tất cả mọi người. Hãy dành thời gian để đánh giá lại mối quan hệ bạn có với nhân viên của mình và tập trung vào các kỹ năng quản trị con người khi xây dựng mối quan hệ. Sở hữu mối quan hệ bền chặt với các thành viên trong nhóm của bạn không chỉ giúp tăng năng suất làm việc của đội nhóm mà còn là một nguồn động lực mạnh mẽ để họ phấn đấu không ngừng nghỉ.
Huỳnh Trâm
Author Profile
Latest entries
- Bí quyết tuyển dụng2024.09.09Khám phá sức mạnh của lắng nghe chủ động trong tuyển dụng
- Nghệ thuật quản lý2024.09.04Điều gì xảy ra nếu đặt kỳ vọng thiếu thực tế cho nhân viên?
- Bí quyết tuyển dụng2024.08.26Thổi phồng công việc để thu hút ứng viên, lợi hay hại?
- Nghệ thuật quản lý2024.08.19Nên làm gì với những nhân viên thiếu tự tin?