Có nhiều nhà quản lý, đặc biệt là ở doanh nghiệp nhỏ mới thành lập thường chỉ quan tâm và xem trọng kết quả cuối cùng như lợi nhuận, doanh thu hàng tháng, hàng quý mà “bỏ quên” mất nhân viên của mình, không nắm được tình hình, mức độ hài lòng vào mỗi ngày đến công sở và có gặp phải sự quá tải hay không... Điều này vô tình tạo ra áp lực cho đội ngũ nhân sự còn mỏng và yếu, dễ dẫn đến giảm sút hiệu suất công việc. Vậy dựa vào đâu để nhận biết được nhân viên đang bị quá tải? Hãy tham khảo các dấu hiệu sau đây nhé!
Thái độ thay đổi
Bạn có nhận thấy bất kỳ nhân viên nào luôn tích cực và vui vẻ trước kia lại trở nên hay cáu kỉnh, khó chịu khi làm việc trong thời gian gần đây? Có sự bực tức hay giận dữ nào được bộc lộ trong số các thành viên của nhóm? Đó có thể là do họ quá căng thẳng bởi làm việc quá sức.
Thiếu tinh thần làm việc nhóm
Làm việc nhóm là một trong những phương pháp hữu dụng hàng đầu khi thực hiện các dự án lớn, nhiều người cùng “hợp lực” với nhau không chỉ nâng cao hiệu quả công việc mà còn kết nối các thành viên gắn bó với nhau. Thế nhưng, trong trường hợp có một người nào đó tự động tách ra, rút lui khỏi nhóm thì rất có thể họ đang chịu áp lực và sự quá tải trong công việc, điều này khiến họ không còn muốn “tha thiết” gì với bất kì ai khác mà chỉ muốn làm sao để hoàn thành xong nhiệm vụ của riêng mình.
Chất lượng công việc giảm sút
Nếu nhóm của bạn đã làm việc đạt đến năng suất nhất định và đột nhiên bạn nhận thấy rằng chất lượng công việc của nhân viên giảm xuống dưới mức bình thường, đó có thể là vấn đề. Lí do không chỉ là áp lực mà còn bởi sự quá tải, thiếu sự hào hứng với công việc. Có thể đã đến lúc phải thay đổi mọi thứ để nhân viên của bạn trở nên có động lực và thoải mái với các nhiệm vụ được giao.
Thời gian làm việc mỗi tuần nhiều hơn bình thường
Đối với nhân viên làm công ăn lương thì thời gian làm việc điển hình là 40 giờ mỗi tuần, có trường hợp lên đến khoảng 50 giờ mỗi tuần. Một nghiên cứu của Đại học Stanford đã chỉ ra rằng năng suất của nhân viên đạt đến mức tối đa vào khoảng 49 giờ làm việc và sau đó sẽ giảm đi đáng kể. Vậy nhân viên của bạn làm việc bao nhiêu giờ tại công ty? Nếu là hơn 50 giờ mỗi tuần thì đây có thể là dấu hiệu của làm việc quá sức.
Khách hàng không hài lòng
Nếu bạn đang nhận được khiếu nại từ khách hàng, đối tác hoặc các bên liên quan, điều đó có thể cho thấy rằng môi trường làm việc căng thẳng ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà nhân viên của bạn đang thực hiện. Đây là lúc bạn cần cởi mở nhìn nhận vấn đề, sắp xếp lại thời hạn, giảm tải bớt công việc và đưa ra kỳ vọng thực tế phù hợp với khả năng của họ.
Nhân viên không thể nhận thêm việc
Khi bạn giao cho nhân viên nhiều việc hơn, họ có xu hướng “né tránh” và cho bạn biết rằng họ không thể thực hiện thêm bất kỳ nhiệm vụ nào khác, mặc dù trước đây thường hay xung phong nhận việc. Một số người có thể từ chối một cách bình tĩnh, trong khi những người khác có thể bộc lộ sự khó chịu trong giọng nói của họ. Đó là dấu hiệu cho thấy họ đang quá tải trong công việc.
Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc tăng cao
Hằng năm nếu chỉ có 1-2 lá đơn xin nghỉ việc thì không có gì đáng nói, thế nhưng trong khoảng thời gian ngắn có khá nhiều nhân viên xin nghỉ, đặc biệt là những người chủ chốt thì bạn cần xem lại cách quản lý và giao việc cho cấp dưới của mình, rất có thể họ đang bị công việc đè nặng. Khi phải đảm nhận quá nhiều nhiệm vụ, nhân viên sẽ cảm thấy bị áp lực, sự quá tải, căng thẳng chính là nguyên nhân khiến họ buộc phải dừng hợp tác với bạn và tìm kiếm một cơ hội khác.
Tiến Huy
Nghệ thuật quản lý - Cẩm nang khác
- Văn hóa giao tiếp với nhân viên qua email: làm sao để trở nên tốt hơn?
- Nhân viên liên tục trễ hẹn, nên ứng xử thế nào?
- Khiêm tốn là gì? Vì sao nhà quản lý hiệu quả cần khiêm tốn?
- Làm gì để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên?
- Vì sao cần nói lời cảm ơn nhân viên và nên thể hiện như thế nào?
- Nghệ thuật lãnh đạo: 8 bài học không thể bỏ qua
- 11 dấu hiệu cho thấy bạn đang quản lý nhân sự hiệu quả
- Thư chào mừng nhân viên mới đúng chuẩn – cách viết đúng chuẩn
- Bí quyết để xây dựng bản mô tả công việc cho vị trí nhân viên kinh doanh
- 7 điểm khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý
- Cách quản lý nhân viên cấp dưới khi làm việc tại nhà mùa dịch
- 8 kỹ năng quản trị con người nhà quản lý hiệu quả đều thành thạo
- Đưa ra quyết định nghỉ việc cho nhân viên và những điều cần lưu ý
- Bí quyết kiểm soát cảm xúc dành cho nhà quản lý
- Bí quyết quản lý nhân viên trong thời gian thử việc
- Bí quyết sử dụng thời gian hiệu quả dành cho quản lý mới
- Sau Tết, làm gì để nhân viên tăng năng suất làm việc?
- 7 mục tiêu năm mới để trở thành nhà quản lý giỏi hơn
- Tổ chức tiệc tất niên công ty, doanh nghiệp được lợi gì?
- 7 ý tưởng giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc cuối năm
- Những điều cần biết để tuyển dụng nhân viên thời vụ hiệu quả
- Làm gì để nhân viên tập trung làm việc vào những ngày cuối năm?
- 6 điều nên tránh để quản lý nhân viên từ xa hiệu quả
- Muốn nhân viên nể phục, nhà quản lý cần có phẩm chất nào?
- Lí do nên để nhân viên tham gia vào việc ra quyết định
- 5 cách khiến nhân viên hướng nội của bạn “lên tiếng”
- 7 cách lắng nghe giúp bạn trở thành nhà quản lý hiệu quả
- Nhà quản lý giỏi truyền cảm hứng thường làm gì?
- 6 điều công ty cần làm trước khi sa thải nhân viên
- 6 trở ngại người mới được thăng chức có thể đối mặt
- Bí quyết “lên dây cót” tinh thần cho nhân viên sau kỳ nghỉ
- 5 sai lầm nên tránh khi tuyển nhân viên làm việc từ xa
- 7 cách hỗ trợ nhân viên bị “quá tải” và căng thẳng
- 7 cách khiến nhân viên mới cảm thấy được chào đón
- 7 bí quyết giúp nhân viên quản lý thời gian tốt hơn
- 5 sai lầm trong quản lý làm giảm hiệu suất của nhân viên
- 5 lỗi về kỹ năng viết nhà quản lý không nên mắc phải
- 4 thách thức khi quản lý nhân viên từ xa và cách vượt qua
- 3 điều nhà quản lý nên nói thay cho câu “Tôi không biết”
- 5 điều không nên làm khi nhân viên nghỉ việc
- 5 lí do người lạc quan là những lãnh đạo tuyệt vời
- 7 điều nhà quản lý cần truyền đạt cho nhân viên mới
- 5 lí do nhân viên không ra khỏi “vùng an toàn” khi làm việc
- 6 lí do để tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên
- 5 biểu hiện khi nhân viên giảm động lực làm việc
- 6 điều giúp nhà tuyển dụng “đẹp” hơn trong mắt ứng viên
- 5 thói quen của nhà quản lý có nhân viên trung thành
- Nhân viên giỏi nghỉ việc, sếp đang phạm sai lầm nào?
- 8 điều không nên làm nếu muốn được nhân viên nể trọng
- Mới ‘lên sếp’, làm sao để nhân viên tâm phục khẩu phục?
- 6 lí do khiến bạn không được nhân viên tôn trọng
- 5 đặc tính cần có của nhân viên làm việc từ xa
- 5 Bước giúp nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên mới
- 5 bài học quản trị nhân sự đắt giá cho startup tương lai (Kỳ cuối)
- 4 điều người mới được “thăng quan” nên làm
- Làm sao dung hòa nhân viên mới với đội ngũ startup nòng cốt? (Kỳ 2)
- 5 Điều Sếp Trẻ Nên Phát Huy Trong Việc Quản Lý
- Thu phục cấp dưới khó bảo, đâu là giải pháp thông minh?
- 6 “tuyệt chiêu” giao việc để cấp dưới làm việc hiệu quả mà không vượt quyền
- 5 “bí kíp” giúp kiềm chế cảm xúc khi nhân viên phạm sai lầm
- 5 bí quyết giữ chân nhân tài sau thời gian thử việc
- 8 điều “không nên” cần cân nhắc khi làm lãnh đạo
- Cách nghĩ đưa người lãnh đạo chạm mốc thành công
- Làm thế nào để phát triển kỹ năng lãnh đạo thật hiệu quả?
- Làm thế nào để đánh giá nhân viên từ xa
- 8 điều cần làm ngay để giữ nhân viên gắn bó với doanh nghiệp
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 2)
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 1)
- Những tố chất lãnh đạo mà người sếp nào cũng cần có
- Để trở thành một chuyên viên tư vấn tuyển dụng thành công
- 5 cách để giữ chân nhân viên mới
- Những thói quen tai hại ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà lãnh đạo