Là nhà quản lý, một phần công việc của bạn là đối phó với các nhân viên khó tính, phá rối. Có những lúc bạn sẽ phải khuyến khích, đồng viên cấp dưới của mình nhằm nâng cao hiệu suất và năng lượng làm việc của họ. Nhưng khi nỗ lực của bạn là không đủ thì biện pháp tốt nhất không phải là để dành nhiều thời gian cố gắng để giúp đỡ một nhân viên quay lại mà là để họ ra đi
Đây là một quyết định khó khăn và các nhà lãnh đạo cần biết đâu là thời điểm chính xác để có bước đi đúng đắn trong tương lai. Hãy xem xét những dấu hiệu cho thấy đã đến lúc chia tay với nhân viên gặp vấn đề của bạn.
1.Nhân viên không còn quan tâm đến quyết định, cố gắng của cấp trên
Khi bạn đối mặt với nhân viên gặp vấn đề về hiệu suất làm việc, hầu hết trong số họ sẽ phản ứng bằng cách sửa chữa các vấn đề và cố gắng để cải thiện khả năng làm việc. Một số khác, nếu bạn thấy rằng những nỗ lực của bạn để cải thiện, giúp đỡ nhân viên được đáp lại bằng thái độ không quan tâm, buông tha, hoặc thậm chí có những hành vi tồi tệ hơn. Đó là một dấu hiệu cho thấy bạn nên có cách xử lý cứng rắn hơn.
Ví dụ, khi nhân viên của bạn ngày càng đến muộn mà không cần thông báo, ra về sớm và có thời gian ăn trưa dài. Đây chắc chắn không phải là loại nhân viên bạn muốn có trong nhóm của mình.
2.Năng suất làm việc giảm sút
Nếu bạn đang cân nhắc đến việc chia tay một ai đó, rất có thể là do năng suất của riêng nhân viên đó đi xuống, giảm sút nặng nề. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét nếu việc này diễn ra trên diện rộng, thời gian dài. Rất có thể có những vấn đề mang tính hệ thống mà bạn không phát hiện ra trong suốt thời gian vừa qua gây giảm hiệu suất của toàn bộ nhân viên như chính sách của công ty, sự gây rối của nhân viên ảnh hưởng đến tập thể? Bạn cũng nên theo dõi liệu hiệu suất làm việc của nhân viên đó giảm sút là do nguyên nhân gì và có thể cải thiện hay không?
Nếu nhân viên đó không cố gắng để cải thiện hiệu suất của mình thì chẳng còn lí do để bạn giữ họ lại nhóm của mình cả.
3.Không có tinh thần làm việc
Một lần nữa, bạn không chỉ nhìn nhận vấn đề này cho 1 nhân viên mà còn trong nhóm của bạn hoặc tổng thể toàn công ty. Theo kinh nghiệm của các nhà lãnh đạo nổi tiếng, có những thời kì các nhân viên bắt đầu cảm giác mệt mỏi, chán nản và không có động lực làm việc.
Nếu thành viên trong nhóm của bạn không thể tập trung vào công việc hoặc không hoàn thành đúng hạn việc được giao trong thời gian dài thì bạn nên lên kế hoạch để kiểm tra, cải thiện tình hình. Còn nếu không, đã đến lúc bạn đưa ra quyết định cuối cùng.
4.Phá rối
Trong quá trình làm việc, chắc chắn sẽ có lúc bạn và nhân viên bất đồng quan điểm trong một số vấn đề. Nhưng nếu là một nhân viên tốt, họ sẽ có những đóng góp trên tinh thần xây dựng và hợp tác. Nhưng nếu nhân viên kích động nổi loạn, phá hoại việc thực hiện kế hoạch hoặc gây tâm lí hoang mang cho những người khác thì chắc chắn bạn không nên nương tay. Hành động này sẽ ảnh hưởng không chỉ đến bạn mà còn các đồng nghiệp xung quanh. Chắc chắn bạn không muốn các nhân viên khác của mình theo bước kẻ phá rối này. Vậy nên, đừng chần chừ khi đưa ra quyết định ra thải trong trường hợp này.
5.Nhân viên bị khách hàng khiếu nại, tố cáo
Một nhân viên không chỉ làm việc cho bạn mà còn phải tiếp xúc, làm việc với khách hàng. Vì vậy, nhứng đóng góp, ý kiến của khách hàng cũng là một kênh thông tin hữu ích giúp nhà quản lý dễ đưa ra các quyết định về nhân sự. Nếu khách hàng liên tục phản ánh vè hành vi, cách làm việc của một nhân viên thì bạn nên nghiêm túc xem xét việc có nên giữ người này trong nhóm/bộ phận của bạn hay không.
Không bao giờ là dễ chịu để xem xét việc chấm dứt hợp đồng một nhân viên. Nhưng nếu bạn đã cố gắng hết sức để giúp họ cải thiện thông qua đào tạo, thông tin phản hồi, cố vấn và một kế hoạch cải thiện hiệu suất chính thức mà các vấn đề vẫn tồn tại thì tốt nhất là bạn nên để họ ra đi. Thông thường, đó là vì lợi ích của phòng, công ty, và ngay cả những nhân viên khác. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo trên, đừng chần chừ khi ra quyết định nhân sự. Điều này sẽ giúp ích cho bạn trên con đường trở thành quản lý xuất sắc.
Phương Thảo
Author Profile
Latest entries
- Bí quyết tuyển dụng2024.10.073 kỹ năng giao tiếp giúp phỏng vấn ứng viên hiệu quả hơn
- Nghệ thuật quản lý2024.09.30Làm gì khi nhân viên phản đối sự đổi mới?
- Bí quyết tuyển dụng2024.09.234 câu hỏi giúp đánh giá tinh thần trách nhiệm của ứng viên
- Nghệ thuật quản lý2024.09.16Để các cuộc họp doanh nghiệp diễn ra đúng tiến độ và đúng hướng