Đảm nhận vai trò quản lý không phải là điều hoàn toàn vui vẻ và thú vị, sự hứa hẹn về quyền lực có thể đầy sức lôi cuốn nhưng thực tế trách nhiệm đối với một nhóm nhân viên không “lung linh” như bạn tưởng tượng. Nếu quản lý sai, bạn có thể khiến cả đội nhóm thất bại và khi họ thất bại thì bạn cũng không thể thành công. Vì vậy, để giúp mối quan hệ sếp - nhân viên trở nên hài hòa và ngày càng phát triển thì bạn cần một nền tảng vững chắc về lòng tin và sự tôn trọng.
Nếu cho rằng sự tôn trọng là điều bạn đang thiếu thốn thì đây là những nguyên nhân bạn cần quan tâm đến.
Bạn không để nhân viên phát huy thế mạnh của họ
Các chuyên gia nhân sự cho rằng, một trong những điều quan trọng ngăn chặn người quản lý trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời chính là khả năng giao nhiệm vụ cho các nhân viên có thẩm quyền. Bạn sẽ là một nhà lãnh đạo hiệu quả hơn nếu thay vì tự mình làm việc, bạn để người khác làm điều đó. Hãy ngừng làm việc và bắt đầu hướng dẫn. Nói cách khác, hãy chọn người có năng lực nhất cho công việc và cho họ cơ hội để phát huy thế mạnh, sở trường vốn có.
Bạn tránh các tình huống khó khăn bằng mọi giá
Nếu luôn ngại đối mặt với các khó khăn gặp phải thì bạn đang “phát” đi một thông điệp rằng bạn không tự tin vào bản thân và không chắc chắn về các quyết định của mình. Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ sẽ không ngại khó ngại khổ, thay vào đó họ tiếp cận vấn đề một cách tự tin và đưa ra cách giải quyết hợp tình hợp lý.
Bạn không đánh giá cao nhân viên (hoặc không thể hiện điều đó)
Có câu nói rằng "Một người cảm thấy được đánh giá cao sẽ luôn làm tốt hơn những gì được mong đợi". Đồng thời người được đánh giá cao cũng sẽ tự nhiên cảm thấy gắn bó hơn trong mối quan hệ và dành sự tôn trọng cho người đánh giá cao mình.
Nhân viên là người giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình, vì vậy hãy thể hiện sự đánh giá cao mà họ xứng đáng có bằng những lời khen, khuyến khích của bạn và cho thấy họ không thể thiếu trong sự thành công của doanh nghiệp như thế nào.
Luôn cho mình là “người giỏi nhất”
Những người lãnh đạo giỏi thường đánh giá được chính xác khả năng của bản thân, họ biết rằng họ mạnh ở điểm nào và hạn chế ở lĩnh vực gì. Vậy nên để nhận được sự nể phục từ cấp dưới của mình thì bạn không nên tự cao, tự đại, đừng luôn nhận hết công lao về bản thân. Thay vì luôn tỏ ra ta đây “một tay che bầu trời” thì bạn nên nhìn thực tế vào năng lực của mình, cách thức quản lý cũng như lắng nghe những lời góp ý chân thật từ những người xung quanh để dần hoàn thiện hơn, từ đó bạn sẽ nhận được nhiều tình cảm hơn.
Bạn không thể hài lòng
Mong muốn nhân viên luôn tận tâm với công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là điều hợp lý nhưng đòi hỏi sự hoàn hảo thì không. Khi bạn liên tục đưa ra những lời chỉ trích không thương tiếc về công việc của họ hoặc “bới lông tìm vết” từng chi tiết nhỏ, thì bạn đang cho thấy rằng họ không bao giờ có thể đủ tốt. Và bạn có biết điều gì sẽ xảy ra khi mọi người cảm thấy như họ không đáp ứng được yêu cầu? Nhẹ nhất là họ sẽ mất đi sự tôn trọng dành cho bạn hoặc tệ hơn là họ ngừng cố gắng và thậm chí là nghỉ việc.
Bạn không tôn trọng họ
Tôn trọng là một con đường hai chiều. Nếu bạn không tôn trọng nhân viên của mình thì sẽ không bao giờ bạn được họ tôn trọng. La mắng họ trước mặt khách hàng, không công nhận thành tích và không lắng nghe phản hồi của họ là tất cả những dấu hiệu bạn không tôn trọng họ. Bất kể bạn cảm thấy thế nào về họ trong bất kỳ thời điểm nào thì việc đối xử với nhân viên ở mức độ tôn trọng cơ bản là điều hoàn toàn cần thiết.
Tiến Huy
Nghệ thuật quản lý - Cẩm nang khác
- 5 cách tránh lãng phí ngân sách trong tuyển dụng
- Nói lời từ chối thế nào khi nhân viên muốn thăng chức?
- CQ: chỉ số không thể thiếu với nhà quản lý hiện đại
- Mâu thuẫn giữa nhân viên và trách nhiệm của nhà quản lý
- Truyền thông điệp hiệu quả bằng cách kể chuyện
- 5 Bước giúp nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên mới
- 5 bài học quản trị nhân sự đắt giá cho startup tương lai (Kỳ cuối)
- Làm gì khi nhân viên giỏi xin thôi việc?
- Làm sao dung hòa nhân viên mới với đội ngũ startup nòng cốt? (Kỳ 2)
- 4 Điều cần có ở một nhà lãnh đạo sáng tạo
- 4 nguyên tắc ứng xử khôn ngoan “dẹp” lời bàn tán của cấp dưới
- 6 “tuyệt chiêu” giao việc để cấp dưới làm việc hiệu quả mà không vượt quyền
- 5 “bí kíp” giúp kiềm chế cảm xúc khi nhân viên phạm sai lầm
- Bật mí 6 cách thúc đẩy tính sáng tạo của nhân viên
- 8 điều “không nên” cần cân nhắc khi làm lãnh đạo
- 7 điều cần thiết để phát triển kỹ năng ra quyết định
- Làm thế nào để phát triển kỹ năng lãnh đạo thật hiệu quả?
- Bí quyết tạo nên uy tín của người lãnh đạo
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên sa thải nhân viên của mình
- Các tiêu chí cần lưu ý khi đánh giá nhân viên
- 8 điều cần làm ngay để giữ nhân viên gắn bó với doanh nghiệp
- 6 cách giúp bạn hướng dẫn nhân viên mới tốt hơn
- Làm việc hiệu quả hơn với những cấp dưới khó bảo
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 2)
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 1)
- Quản lý những cấp dưới tiêu cực – dễ hay khó?