Tuyền dụng hiệu quả – Câu hỏi phỏng vấn tìm ra được khả năng và kĩ năng của ứng viên

Sự thành công trong chiến thuật tuyển dụng của doanh nghiệp nhỏ dựa trên nhiều yếu tố, nhưng trong đó có 1 yếu tố là quan trọng nhất, đó là trong quá trình phỏng vấn ngắn ngủi bạn phải đánh giá chính xác nhận thức của ứng viên về khả năng hoàn thành công việc và đạt mục tiêu.

Vì vậy phỏng vấn tạo sức mạnh có thêm một nghĩa mới đối với những chủ doanh nghiệp nhỏ có ít thời gian chuẩn bị cho buổi phỏng vấn với nguồn tham khảo hạn hẹp như bài kiểm tra, kiểm tra lý lịch để cứu vãn những quyết định tuyển dụng.

Câu hỏi phỏng vấn tập trung vào kết quả

Chúng ta đều biết rằng những quyết định tuyển dụng đúng có thể mang đến sự hào hứng và hiệu quả cho nhóm làm việc, cũng giống như việc mắc một lỗi trong tuyển dụng có thể làm mất đi toàn bộ công sức của những thành viên khác trong công ty mà bạn phải tốn nhiều năm gây dựng, vì vậy cần cẩn trọng cao độ.

Tập trung vào những kết quả ứng viên đã đạt được bằng những câu hỏi phỏng vấn cụ thể để hiểu tường tận hơn những câu hỏi thông thường.

Các câu hỏi tham khảo

“Hãy kể tôi nghe về quá trình nghề nghiệp của bạn, và bằng cách nào bạn được đảm nhiệm vị trí hiện giờ tại công ty XYZ?”

“Điều gì làm bạn nổi bật so với đồng nghiệp của mình?” Câu hỏi này giúp kiểm tra liệu ứng viên có nhận biết được giá trị khác biệt của bạn thân.

“Tại sao quản lý cũ của bạn lại cho rằng bạn đặc biệt? Theo bạn, ông/bà ta nhớ điều gì nhất về bạn?”. Ai cũng có thể trả lời câu hỏi này nhưng không phải ai cũng trả lời chúng một cách thành thật và cởi mở. Hãy chắc rằng bạn cũng thu lượm được những câu trả lời từ ngôn ngữ hình thể của ứng viên.

“Hãy cho tôi biết về điểm mạnh và điểm yếu lớn nhất của bạn: tiếp nhận lời nhận xét càng khách quan càng tốt khi một người đưa ra lời đánh giá này một cách lịch sự nhất.”

Tuy rằng những câu hỏi này được liệt kê trong phần những “câu hỏi mẫu” cũ nhất nhưng chắc rằng bạn sẽ đạt được không ít thông tin hữu ích về tính cách và phong cách của ứng viên.

Đánh giá kĩ năng ứng viên

Dựa trên cách thức tuyển dụng nào bạn sử dụng, bạn có thể dễ dàng tìm ra được câu hỏi điểm yếu/ điểm mạnh để hỏi

“Bạn đã đóng vai trò gì khi công ty tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc tiết kiệm thời gian?” Câu hỏi này sẽ cho bạn biết rõ cụ thể ứng viên thực hiện tốt thế nào để đạt được mục tiêu vị trí. Và đừng quên rằng những cấp bậc nhân viên phải trả lời được câu hỏi về tiết kiệm/ sắp xếp thời gian.

Đối với một số ngành khi lượng nhân viên nghỉ việc và chuyển qua công ty cùng ngành cao, chủ doanh nghiệp có thể để các nhân viên hiện thời đánh giá về những ứng viên sáng giá. Hãy để nhân viên trao đổi, trò chuyển và cảm nhận về những ứng viên này và để nhân viên giúp bạn tìm câu trả lời cho các câu hỏi như “Ứng viên biết gì về công ty? Tại sao họ lại muốn làm việc tại đây?” Đồng thời thông qua các nhân viên đang làm việc tại các công ty, ứng viên có thể cảm nhận được mức độ gắn kết trong công ty và sự nghiêm túc trong công việc sắp tới của họ.

Tìm ứng viên có mục tiêu tạo ra kết quả

Nếu có một ứng viên xuất sắc mà nhiều doanh nghiệp muốn tuyển, đó chính là động lực làm việc của nhân viên. Sau tất cả những thứ như: thông minh, kinh nghiệm, bằng cấp đều không có nghĩa gì nếu ứng viên này không muốn ứng tuyển công việc mới. Một câu hỏi phỏng vấn tuyệt vời để biết về năng lực của ứng viên “Đâu là thành tựu mà bạn hãnh diện nhất trong sự nghiệp của mình và giúp bạn đạt được vị trí và được công nhận trong công việc?” Những người tập trung vào kết quả sẽ có xu hướng đi tắt qua những nút thắt khó khăn và đến được đích đến nhanh hơn. Đó chỉ là cách mà ứng viên nghĩ, và trong vai trò một người chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn nên nhận biết ra điểm này điểm này của một nhân viên hướng đến kết quả làm việc.

Tất nhiên sẽ không có câu phỏng vấn nào dễ và điều này sẽ làm ứng viên phải suy nghĩ kĩ về câu trả lời của mình. Và công ty bạn xứng đáng nhận được các câu trả lời có chuẩn bị và đầu tư.

Sự đầu tư về thời gian cũng mang lại lợi ích cho ứng viên, vì nó mang lại cho ứng viên suy nghĩ “Oh- công ty thật sự nghiêm túc với những trao đổi của mình. Doanh nghiệp biết những gì họ muốn và có kì vọng cao vào vị trí.” Và đó là văn hóa doanh nghiệp mà bạn muốn tạo dựng và duy trì cho tất cả nhân viên.

Quyên Trần

Sao chép thành công