Cách thức phỏng vấn sinh viên và những ứng viên cấp thấp

Sinh viên và những ứng viên cấp thấp thường thiếu kinh nghiệm làm việc, điều này có thể gây khó khăn cho nhà tuyển dụng trong việc phỏng vấn sinh viên và những ứng viên cấp thấp, đặc biệt là trong quá trình phân loại kỹ năng.

Nhưng nếu biết cách phỏng vấn, bằng các hỏi những câu hỏi phỏng vấn phù hợp, bạn có thể lựa chọn được tốt hơn những ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc.

Tuyển dụng nhân viên nam

Các ứng viên nam thường thiếu kinh nghiệm được đào tạo về giao tiếp dựa trên hành vi; do đó sinh viên mới tốt nghiệp gần đây thường được hưởng lợi khi các nhà tuyển dụng thường dành một vài phút để giải thích cho họ cách thức phỏng vấn như thế nào, Stacie Garlieb nói. Cô là tác giả của cuốn Hồ sơ xin việc của tôi là hoàn hảo (theo tôi nghĩ)… vậy tại sao toi không được gọi phỏng vấn? – Cuốn sách là hướng dẫn nhanh chóng và dễ tiếp thu cho những sinh viên và những người vừa tốt nghiệp cách viết một hồ sơ xin việc để nhận được lời mời phỏng vấn.

Là người phỏng vấn, tốt nhất nên cung cấp cho các các ứng viên tìm việc một hướng dẫn chính xác cách để phản hồi cho những câu hỏi phỏng vấn của bạn như thế nào:

“Khi tôi hỏi bạn những câu hỏi, hãy trả lời bằng cách lấy ví dụ trong thời gian bạn tham gia hoạt động ở trường lớp hoặc làm các công việc bán thời gian. Trả lời một cách cụ thể bạn đã làm gì và thành tích mà đạt được là gì”.

Ngay cả sau khi đã cung cấp những thông tin như vậy, có khả năng nhà tuyển dụng vẫn sẽ cần phải thăm dò chi tiết bằng những câu hỏi theo sau nữa, Garlieb cho biết thêm.

Các cụm từ sau có thể có hiệu quả với sinh viên và những ứng viên cấp thấp chưa có kinh nghiệm:

“Hãy cho tôi biết nhiều hơn một chút nữa về những gì bạn đã làm. Điều gì xảy ra khi bạn đối mặt với vấn đề đó? Mức độ hoàn thành dự án của bạn tới đâu?”

3 kỹ năng công việc quan trọng

Cho dù là ở bất cứ đâu, hay ngay cả khi còn là một sinh viên, dưới đây là 3 kỹ năng cần được tìm hiểu trong buổi phỏng vấn – bởi vì các kỹ năng này đã từng được sử dụng ở hầu hết công việc, Martin Yate, CPC, tác giả cuốn Tuyển dụng tốt nhất: Một cẩm nang cho nhà quản lý để tuyển dụng và lựa chọn nói. 3 kỹ năng quan trọng được nhắc đến bao gồm:

1.Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian

Đối với kỹ năng quản lý thời gian, hãy hỏi ứng viên:

“Hãy cho tối biết bạn quản lý thời gian trong ngày như thế nào?” Hãy mong đợi một câu trả lời cho thấy các ứng viên phải xem xét mọi thứ họ phải làm trong ngày và sau đó ưu tiên những nhiệm vụ của họ như thế nào.

2.Kỹ năng giải quyết vấn đề

Để đánh giá việc giải quyết vấn đề, nếu các ứng viên đã từng có kinh nghiệm làm việc, hãy hỏi:

“Hãy nêu một số vấn đề điển hình bạn đã có kinh nghiệm trong công việc này? Ai là người có trách nhiệm trong những vấn đề đó? Bạn đã làm gì khi gặp vấn đề như vậy? Bạn đã làm thế nào để ngăn điều đó xảy ra trong tương lai? Những kỹ năng nào bạn đã sử dụng để giải quyết vấn đề này? “

Nếu ứng viên chưa từng có kinh nghiệm lalfm việc, hãy hỏi về những tình huống trong trường học hoặc các nhóm hoạt động tập thể:

“Hãy kể về một lần khi mọi chuyện xảy ra không như ý muốn tại trường bạn hoặc khi bạn làm việc nhóm. Và bạn đã làm gì để giải quyết vấn đề đó?”

3.Kỹ năng giao tiếp

Các kỹ năng giao tiếp thông qua lời nói có thể được đánh giá bằng cách quan sát ứng viên nói trong buổi phỏng vấn, cách họ lắng nghe và phản hồi các câu hỏi phỏng vấn như thế nào. Ví dụ như, họ có trả lời ngay lập tức không hay cần có thời gian để xử lý câu hỏi?

Các câu hỏi sau cũng có thể giúp chúng ta đánh giá được các kỹ năng giao tiếp của ứng viên:

“Những kỹ xảo giao tiếp mà bạn sử dụng là gì? Những nền tảng giao tiếp nào quen thuộc với bạn ngoài Facebook và Twitter?”

Đánh giá Kỹ năng mềm

Tiếp theo, hãy hỏi về trí tuệ cảm xúc và thái độ xã hội bằng cách hỏi câu đầu tiên: “Thầy giáo mà bạn yêu thích nói gì về bạn?”. Tiếp theo đó hãy hỏi: “Thầy giáo bạn không thích nhất nói gì về bạn?”

Những câu hỏi này giúp bạn khám phá thế giới quan của một người và cách người đó quan tâm đến thẩm quyền của mình trong nơi làm việc, Joseph Logan, tác giả cuốn Bảy bước để có được công việc đầu tiên của bạn nói. 

Đánh giá động lực

Tiếp theo chúng ta sẽ xét đến động lực của ứng viên. Bạn có thể bắt đầu tìm hiểu động lực của người tìm việc bằng cách hỏi:

“Bạn thích làm điều gì nhất ở trường đại học? Khi bạn không làm việc, bạn thích làm điều gì nhất? “

Sau đó, hướng ứng viên thảo luận về vị trí ứng tuyển. Ứng viên đó đã nghiên cứu về công ty bạn hay chưa, điều gì khiến họ muốn làm việc tại công ty của bạn:

“Tại sao bạn lại muốn làm việc cho chúng tôi? “

Tìm hiểu xem ứng viên hiểu rõ về vị trí ứng tuyển tới đây bằng cách hỏi:

“Bạn biết điều gì về công việc này? Bạn muốn biết thêm điều gì về vị trí này nữa? “

Những câu trả lời sẽ tiết lộ các giá trị của ứng viên và định hướng tạo nên những đóng góp, trái ngược với việc chỉ thu được khi trả lương.

Chú ý đến những câu trả lời tập trung đến sự liên kết với văn hóa công ty của bạn.

Bạn cũng có thể hỏi sâu hơn về giá trị và đạo đức tại nơi làm việc tại điểm này trong cuộc phỏng vấn:

“Bạn có thể nói cho tôi biết giá trị sống của bạn là gì được không?”

Điều này thường sẽ tạo sự im lặng trong nhữn phút đầu, nhưng một ứng viên tốt sẽ trở lại với những câu trả lời rõ ràng, cụ thể như: “Tôi trung thực, đáng tin cậy và có đạo đức làm việc tốt”.

Phản hồi của bạn? Hãy hỏi chi tiết hơn vè những điều sẽ giúp bạn có được cái nhìn sâu hơn về người mà bạn đang phỏng vấn:

“Bạn có thể cho một vài ví dụ cụ thể để thể hiện bạn là người trung thực không?

Khi bạn gặp một ứng viên cấp thấp nhưng có vẻ phù hợp với công việc, hãy tìm hiểu kỹ để chắc chắn là công việc đó phù hợp với họ, Garlieb nói. Hãy xem họ có thực sự hiểu những kết quả mà bạn muốn ở vai trò mà bạn đang tuyển dụng hay không, có thể bằng cách hỏi họ làm một công việc tương tự.

Bạn cũng nên thảo luận cách thức công ty sẽ đánh giá năng lực của ứng viên trong vòng 90 ngày, sáu tháng hay cả năm như thế nào, dù cho đó là đo hiệu quả, năng suất làm việc hay những số liệu theo dõi khác.

Thu Hiền

Sao chép thành công