Làm thế nào để lựa chọn được ứng viên tốt nhất?

Tuyển dụng nhân tài là một trong những yếu tố tiên quyết để một công ty/doanh nghiệp có thể giữ được vị trí và tiếp tục phát triển cùng với những thành công lâu dài. Để có được điều đó, quá trình tuyển dụng cần có sự đầu tư lâu dài và hiệu quả. Vậy làm thế nào để các công ty, doanh nghiệp có thể lựa chọn được ứng viên tốt nhất?

Hôm nay CareerLink.vn giới thiệu đến bạn 10 bước để giúp bạn có được ứng viên tốt nhất qua quá trình phỏng vấn tuyển dụng.

1.Lên kế hoạch: Triệu tập một cuộc họp để lên kế hoạch tuyển dụng, nhằm thống nhất danh sách cho các yêu cầu thiết yếu cho quá trình tuyển dụng – các yêu cầu mà ứng viên phải đáp ứng như bằng cấp, kinh nghiệm, tính cách mà bạn tìm kiếm ở các ứng viên tại vị trí này. Tối thiểu buổi họp này nên có bộ phận Nhân sự, nhà tuyển dụng, nhân viên phụ trách bộ phận tuyển dụng và đồng nghiệp. Bạn cũng có thể bao gồm người đang giữ vị trí hiện tại và một khách hàng (nếu cần thiết). Hãy viết chi tiết mô tả công việc và thống nhất một mức lương nhất định.

2.Đăng thông tin tuyển dụng: Mô tả công việc sẽ được đưa đến bộ phận tuyển dụng để xây dựng nội dung thông tin tuyển dụng hoàn chỉnh. Thông tin tuyển dụng này sẽ được công khai trên website của công ty, các trang web tuyển dụng và các kênh thông tin khác.

3.Chuẩn bị bảng đánh giá ứng viên: Bạn cần chuẩn bị các câu hỏi cụ thể và một mẫu đánh giá đi kèm trước khi thực hiện buổi phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn này, bạn cũng lưu ý nên có những câu hỏi mở nhằm khuyến khích các ứng viên suy nghĩ thoáng hơn. Hãy chú ý không để có quá nhiều hỏi quá nhiều câu hỏi “Tại sao?” vì điều này sẽ làm cho ứng viên cảm thấy hồi hộp hơn và không thoải mái để thực hiện phần phỏng vấn của mình. Hãy chia sẻ những câu hỏi thích hợp cho những người cùng hội đồng phỏng vấn với bạn và ghi chú vào tờ phiếu đánh giá.

Dưới đây là một số ví dụ bạn có thể tham khảo:

– Mức đánh giá cho từng nội dung: Vượt/Phù hợp/Cần nhiều hơn/Không đáp ứng

– Các nội dung đánh giá: Bằng cấp; Kinh nghiệm làm việc; Kỹ năng cụ thể phù hợp với công việc; Kỹ năng giao tiếp (viết và nói); Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Động lực làm việc; Các kiến nghị đề xuất

– Đánh giá tóm tắt: cho phép nhận xét sau mỗi phần phỏng vấn.

4.Chuẩn bị cho các bài kiểm tra đánh giá bổ sung: Bạn nên cân nhắc để chuẩn bị, sắp xếp các công cụ đánh giá bổ sung nếu cần thiết. Dưới đây là một số dạng test thường được các công ty/doanh nghiệp sử dụng.

– Trắc nghiệm tâm lý: Trắc nghiệp này giúp bạn có được đánh giá ban đầu về quá trình làm việc trong tương lai của ứng viên và giúp bạn lựa chọn được những ứng viên có các kỹ năng và thái độ làm việc thành công.

– Các bài test công việc: Thường được sử dụng dưới hình thức mô phỏng hay đóng vai và cho phép bạn quan sát các hành vi của ứng viên, so sánh với những yêu cầu trong công việc bạn mong muốn có ở người làm việc tại vị trí này. Đặc biệt hữu ích khi các ứng viên có CV tương đồng nhau, những người chưa có kinh nghiệm, hay đòi hỏi một năng lực cụ thể nào đó.

– Đánh giá tổng thể: Ứng viên sẽ tham gia vào các bài tập cá nhân và bài tập nhóm, như phỏng vấn, kiểm tra tâm lý, các nhiệm vụ nhóm và thuyết trình, đôi khi quá trình này sẽ mất tới vài ngày. Hình thức này thường được sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp lớn.

5.Soạn sẵn danh sách của bạn: Xem lại thông tin tuyển dụng của bạn để vẽ lại thành một bảng đánh giá riêng cho mình, ghi chú trong bảng đánh giá những tiêu chí của bạn. Danh sách của bạn cũng nên bao gồm số lượng ứng viên bạn cần dành thời gian để phỏng vấn. Không nên phỏng vấn quá 3-4 ứng viên một ngày. Hội đồng phỏng vấn cũng cần có sự chuẩn bị, thảo luận trong khoảng thời gian trước và sau khi phỏng vấn cùng hội đồng của mình.

6.Chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn:  Bạn chỉ có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác một ứng viên khi có sự chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn của mình. Bạn nên xem qua CV của ứng viên, đánh dấu những điều cần làm rõ, có những câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn về ứng viên. Đồng thời bạn cũng nên có những đánh giá tổng quan, xếp hạng tạm thời các ứng viên hiện có.

7.Tổ chức các buổi phỏng vấn: Trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu, bạn nên thống nhất về mọi điều và phải làm rõ bất cứ điểm nào còn khúc mắc. Cũng nên thống nhất trước về người sẽ làm rõ các quan điểm với ứng viên. Hãy tạo môi trường phỏng vấn riêng tư, không bị gián đoạn. Hãy chắc chắn là các ứng viên có thời gian nhiều để thể hiện bản thân. Các buổi phỏng vấn được tổ chức là để tìm hiểu kỹ hơn về các ứng viên chứ không phải để đe dọa họ. Và bạn cũng nên dành thời gian để họ có thể hỏi nhiều hơn nhằm tìm hiểu thật kỹ công ty/doanh nghiệp của bạn.

8.Ghi lại quá trình: Sau mỗi lượt phỏng vấn, hãy sử dụng những bảng đánh giá để tổng hợp thành một hồ sơ chi tiết duy nhất. Hồ sơ tổn quan này sẽ ghi lại những gì đã diễn ra và sự lựa chọn được thực hiện như thế nào. Trong hồ sơ này sẽ không bao gồm các tư tưởng chủ quan. Sử dụng những hồ sơ này để quyết định lựa chọn các ứng viên phù hợp. Sau đó, lưu trữ các thông tin này một cách an toàn.

9.Thời điểm quyết định và kiểm tra thông tin người tham khảo: Kiểm tra thông tin người tham khảo là phần thường bị bỏ qua nhất trong quá trình tuyển dụng, trong khi đó được coi là phần khá quan trọng. Do đó, một khi hội đồng phỏng vấn đã chọn được ứng viên phù hợp, hãy gọi cho người tham khảo để đảm bảo bạn sẽ có được một lời mời lao động chính xác. Xu hướng hiện nay thường kết hợp quá trình trao đổi với các nguồn tin tham khảo để kiểm tra các thông tin như lịch sử làm việc, tín dụng và các thông tin cần thiết khác.

10.Gọi điện xác nhận với ứng viên và tạo lập hợp đồng: Mỗi giai đoạn trong quá trình phỏng vấn đều cần phải được rèn giũa và trau dồi thêm nghiệp vụ. Do đó, khi đã hiểu hết những giai đoạn cơ bản trong quá trình tuyển dụng, bạn cần tìm hiểu sâu thêm  phát huy tốt nhất phục vụ cho công việc của mình.

Những điều bạn cần tìm kiếm được CareerLink tổng hợp tại mục Cẩm nang việc làm. Hi vọng những điều được chia sẻ sẽ giúp bạn có được cái nhìn bao quát hơn về quá trình phỏng vấn tuyển dụng.

Thu Hiền

Sao chép thành công