Kế hoạch phỏng vấn ứng viên sắp trở thành lãnh đạo “kế nhiệm”

Khi bạn phỏng vấn ứng viên là ngôi sao tiếp theo cho công ty, hãy bắt đầu nghĩ đến người có thể trở thành lãnh đạo tương lai của doanh nghiệp.

Cân nhắc nhu cầu của tổ chức trong ngắn hạn và dài hạn vì vậy người bạn tuyển hôm nay cho bất kì vị trí quản lý hay lãnh đạo nào cũng có thể trở thành người kế nhiệm trong tương lai.

Dưới đây là 5 cách để phỏng vấn ứng viên tài năng và mở đường cho một thế hệ lãnh đạo kế thừa cho doanh nghiệp

1.Tập trung vào việc họ là ai, không phải là những gì họ đã làm 

Xác định chính xác văn hóa doanh nghiệp, từ đó có cơ sở để đánh giá ứng viên. Hãy tuyển những người có hứng thú trong việc học hỏi hơn là những người chỉ nói với bạn họ biết những gì.

Trong suốt buổi phỏng vấn, khi bạn gợi cho họ những vấn đề mới, viễn cảnh mới, liệu họ có cởi mở và sẵn sàng thay đổi suy nghĩ.

Đặt trọng tâm vào việc họ nghĩ gì, những giá trị họ thể hiện, sự quyết tâm của họ để phát triển cho chính họ và những người khác theo thời gian hơn là những chiến tích trong quá khứ.

2.Xác định quá trình từ ý tưởng đến hành động của họ

Dưới đây là 3 yếu tố chính giúp lột tả chi tiết về ứng viên lãnh đạo tương lai

 – Tư duy

 – Tầm nhìn

 – Cách nói chuyện

3 điểm nói trên sẽ cho bạn cái nhìn sâu sắc về suy nghĩ và cách ứng xử để chắc rằng những hành động của ứng viên sẽ kết nối và làm việc được với những người khác.

Bạn cũng nên để ý liệu ứng viên có đủ can đảm để thực hiện công việc theo kế hoạch ngay cả khi không có ai giám sát.

Hãy hỏi: “Hãy cho tôi biết có lúc nào bạn nóng lòng muốn đi đường tắt để đạt được mục đích của mình, và điều gì đã xảy ra?”

3.Tìm kiếm tiếng nói chung trong tư duy

Cố nhận biết về quan điểm và suy nghĩ của ứng viên về thế giới nhân sinh quan qua trách nhiệm công việc bạn trao đổi với họ.

Ví dụ: Liệu họ sẽ thấy công việc của mình là sửa chữa những vấn đề hay tạo ra cơ hội? Họ có tạo ra sự tin tưởng cũng như những mối liên hệ kết nối?

Dựa trên văn hóa doanh nghiệp và ngữ cảnh công việc, quyết định bao nhiêu % thời gian họ sẽ sử dụng để quản lý (đạt được những mục tiêu ngắn hạn) và bao nhiêu % thời gian dành cho công việc lãnh đạo ( định hướng cho nhân viên và tạo động lực)

Mọi quản lý và lãnh đạo đều phải hiểu và biết sử dụng 2 tư duy này, nhưng vị trí càng cao, họ sẽ phải thực hiện việc lãnh đạo nhiều hơn.

Hãy để họ đánh giá việc này trong buổi phỏng vấn ứng viên, nó chỉ mất 2-3 phút và sẽ có kết quả tức thì.

4.Sử dụng nhiều quan điểm trò chuyện khác nhau

Một lãnh đạo tài năng sẽ hỏi những câu hỏi tuyệt vời và người quản lý kinh nghiệm, giỏi sẽ tìm được câu trả lời thích hợp.

Nhận diện sự cân bằng giữa câu trả lời của ứng viên và câu hỏi của bạn, đồng thời hỏi những câu hỏi giúp làm rõ về vị trí và cơ hội công ty mang đến cho ứng viên.

Buổi phỏng vấn lý tưởng sẽ giống như cuộc đàm thoại, không chỉ đơn thuần là độc thoại. Hãy lắng nghe những ngôn ngữ cụ thể họ sử dụng và những loại câu hỏi họ hỏi. Hãy chắc rằng họ hứng thú với bức tranh tổng thể và hiểu mong muốn của mọi người như chính mong muốn và mục tiêu cá nhân của họ.

Bạn hãy tự hỏi, liệu đây có phải là ứng viên hiểu biết rộng, có thể bao quát mọi việc, có khả năng thay đối,  sáng tạo trong việc đối đầu với những vấn đề phức tạp của môi trường ngày nay, trong khi vẫn phải hoàn thành những thử thách thường nhật của vị trí.

Đánh giá mức độ tò mò của ứng viên bằng việc tìm hiểu họ đã chuẩn bị cho buổi phỏng vấn kĩ lưỡng như thế nào thông qua những nghiên cứu về người tuyển dụng, vị trí và cả công ty.

Kiểm tra khả năng làm việc độc lập và nhóm cũng như khả năng về tầm nhìn của họ để chắc rằng họ đáp ứng được những thử thách ngày nay.

Trong suốt quá trình phỏng vấn, bạn có thể hỏi : “Ý tưởng gần đây nhất trong công việc của bạn là gì? Bạn cần quá trình gì để xây dựng ý tưởng?”

5.Tập trung vào 4 cách trò chuyện

Có 4 loại trò chuyện của người lãnh đạo

 – Xây dựng mối quan hệ

 – Phát triển người đối diện

 – Ra quyết định

 – Hành động

 

Nếu ứng viên tập trung vào việc ra quyết định và hành động, hỏi họ xây dựng mối quan hệ doanh nghiệp và xây dựng đội ngũ thế nào?

Nếu không, họ có thể gặp vấn đề trong việc xây dựng mối quan hệ và tập hợp đội ngũ với một thời hạn gắt gao hoặc nếu có gặp chướng ngại vật.

Mặt khác, nếu họ tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ và phát triển mọi người, hãy chắc rằng họ sẽ theo sát những điều này để đưa ra quyết định và có hành động hiệu quả.

Hãy hỏi một loạt các câu hỏi sau:

Quyết định tuyệt vời nhất của bạn là gì? Và bạn đã đi đến quyết định này như thế nào?

Bạn thực hiện những quyết định của mình như thế nào?

Bạn phản ứng thế nào khi cần thay đổi định hướng để rõ ràng hơn?

Những quyết định của bạn ảnh hưởng đến mối quan hệ như thế nào với nhóm của bạn và bạn đã học được điều gì trong khi theo đuổi một dự án?

Quyết định cuối cùng

Quyết định tuyển dụng tốt nhất  là dựa trên lòng tin và sự tôn trọng, thán phục ứng viên đã xây dựng nơi bạn, chứ không phải bạn thích họ.

Nó giống như nét đặc trưng cá nhân, vì lòng tin và sự tôn trọng là gương phản chiếu khả năng lãnh đạo.

Nếu sau buổi phỏng vấn ứng viên, bạn cảm thấy ấn tượng với những câu hỏi tuyệt vời  và họ đưa bạn vào một thế giới kiến thức rộng mở. Bạn sẽ phải tuyển dụng họ, người sẽ là lãnh đạo tương lai tại công ty bạn.

 

Quyên Trần

Sao chép thành công