Đàm phán lương: Người giỏi mong muốn điều gì?

Nếu bạn nghĩ rằng trong nền kinh tế khủng hoảng, bạn sẽ dễ dàng đưa ra lời mời làm việc và chốt đàm phán lương với ứng cử viên tốt nhất. Vậy bạn nên suy nghĩ lại.

Jeff Hoffman, chuyên gia đào tạo nhân viên kinh doanh đã cho rằng “Khi kinh tế khó khăn, rất ít ứng viên giỏi có khả năng có sẵn trên thị trường”.

Trong môi trường kinh tế thay đổi một cách rủi ro như hiện nay, nhiều người giỏi đã bị hạ gục, và do dự, họ chờ đợi cho nền kinh tế phục phục trước khi cân nhắc cho bước chuyển nghề nghiệp. Chỉ một số ít người có đủ khả năng để tìm cho mình những lời mời béo bở giúp thăng tiến trong nghề nghiệp.

Nhưng bạn vẫn phải tuyển người giỏi cho công ty – không chỉ với những cái bắt tay, chào đón nồng nhiệt mà còn phải đảm bảo rằng bạn vẫn sử dụng ngân sách cho phép. Vậy làm sao bộ phận tuyển dụng có thể thực hiện điều này. Sau đây là một số kế sách bạn có thể cân nhắc

Thu hút người giỏi trong lúc khó khăn

Đừng kì vọng vào việc nới rộng được ngân sách “cứng nhắc” cho việc tuyển nhân sự mới mà ít ảnh hưởng đến lương nhân viên. Nhiều nhà tuyển dụng nghĩ rằng, trong thời khủng hoảng, họ có thể đưa ra mức lương thấp hơn. Nhưng doanh nghiệp đang tìm một ứng viên có khả năng làm việc tốt hơn, cống hiến cho công ty nhiều hơn mà không phải mất nhiều thời gian và công sức đào tạo. Trong khi đó thực tế là, một số ứng viên vẫn đang tìm một mức lương cao gấp đôi để bỏ công việc hiện tại.

Thấu hiểu và tiếp cận những ứng viên thụ động

Để đạt được mục tiêu tuyển dụng, đặc biệt khi chiến lược tuyển dụng của bạn nhắm vào những ứng viên tài năng nhưng “lười” thay đổi, bạn phải hiểu rằng điều gì là quan trọng với họ.

Giá trị của lời mời được quyết định bởi quan điểm nhìn nhận của ứng viên. Nhà tuyển dụng phải tìm hiểu ứng viên thực sự mong muốn gì. Dù đối với một số người, có những thứ không rõ ràng.

Vì vậy, hãy tìm hiểu hết những gói phúc lợi cho nhân viên cả về tài chính lẫn phi tài chính và dùng những phúc lợi này để lôi kéo ứng viên. Thời gian linh hoạt có thể không có ý nghĩa nhiều với người độc thân nhưng với một người có con nhỏ, đây là một hạng mục rất đáng để suy nghĩ. Việc đào tạo có thể rất giá tri cho các bạn trẻ nhưng với những người có sự nghiệp vững chắc, điều này không có ý nghĩa mấy. Do đó, hãy tìm đúng điểm giá trị với ứng viên và rao bán nó với đúng người.

Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng nên tìm hiểu doanh nghiệp đang làm hiện thời của ứng viên. Điều này sẽ giúp cung cấp thông tin về mức lương của ứng viên và cho ứng viên thấy nhà tuyển dụng quan tâm và nắm rõ thông tin về họ.

Điều chỉnh thư mời nhận việc theo yêu cầu của ứng viên

Đối với những yêu cầu cụ thể của từng ứng viên, nhà tuyển dụng cũng có thể linh hoạt điều chỉnh thư mời nhận việc của mình để nhận được sự đồng ý của các ứng viên xuất sắc. Một số công ty có chính sách phụ cấp thêm cho nhân viên thay vì cho họ thêm 1 tuần nghỉ phép.

Nhưng ngay cả khi chính sách của công ty không đủ linh hoạt, các nhà tuyển dụng cũng có thể tìm cách chốt đàm phán với sự sáng tạo của mình để có được người tài. Một nhà tuyển dụng tài năng và chặt chẽ có thể đưa cho ứng viên những gì anh/cô ta muốn nhưng đồng thời vẫn tiết kiệm được số tiền trợ cấp tăng thêm.

Tuy nhiên, cũng nên cẩn thận, vì sáng tạo cũng gần giống như là sử dụng mánh khóe. Nếu bạn nói, chúng tôi sẽ cho bạn một mức tăng tổng cộng là 20%; trong đó, 15% là mức tăng tiềm năng trong tương lai và 5 % là mức tăng ngay lập tức trong lương. Điều này có thể làm ứng viên không thấy thoải mái.

Cuối cùng, nhiều ứng viên quan tâm nhiều đến việc phát triển sự nghiệp hơn là tiền. Trong trường hợp này, một chuyên gia đã chia sẻ , ông để ứng viên nói chuyện với một nhân viên trong công ty từng ở vị trí mà ứng viên đang được tuyển. Bản thân ứng viên sẽ thấy được kinh nghiệm sống ngay trước mắt mình và dễ dàng bị thuyết phục.

Bất kì lúc nào,nếu  bạn thành công trong việc chuyển từ việc thương lượng lương đến việc sử dụng mối quan hệ, bạn đã có thể cầm chắc việc chốt thương lượng và có trong tay ứng viên mình mong muốn.


Quyên Trần

Sao chép thành công