Trong một cuộc phỏng vấn, dù “mang tiếng xin việc” nhưng ứng viên cũng có những “quyền” nhất định. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn tự cho mình ở vị trí cao hơn vì họ mới là người nắm đằng chuôi và có “quyền sinh sát” quyết định cơ hội cho ứng viên.
Điều này khiến một số công ty cư xử thiếu chuyên nghiệp và vô tình tạo nên hình ảnh “xấu xí” trong mắt các ứng viên, mà điển hình là 4 tình huống thường gặp sau.
Sử dụng giờ “dây thun”
Ứng viên thường đến sớm trong các cuộc hẹn phỏng vấn để đề phòng các sự cố nhỏ có thể xảy ra trên đường đi, vừa không muốn bị điểm trừ trong mắt doanh nghiệp vì tác phong của mình. Tuy nhiên, ít ai nhắc đến sự đúng giờ của doanh nghiệp vì mọi người luôn mặc định doanh nghiệp là người chủ động đưa ra giờ hẹn, thế nên chuyện trễ giờ gần như là điều không thể xảy ra.
Tuy nhiên, thực tế là không ít các ứng viên đã rơi vào tình huống phải chờ người phỏng vấn một cách mòn mỏi mà không được giải thích thỏa đáng hay được xin lỗi một cách đúng mực. Nhiều ứng viên không hài lòng với việc này nhưng không tiện bày tỏ thái độ trực tiếp, chỉ chọn cách chia sẻ với bạn bè để giảm bớt sự ấm ức. Trong trường hợp ứng viên là nhân sự cấp cao thì sự thiếu tôn trọng người tìm việc của doanh nghiệp sẽ được lan truyền với tốc độ chóng mặt bởi mối quan hệ xã hội của các ứng viên này rất lớn. Không những doanh nghiệp rất có khả năng sẽ bị “từ mặt” bởi các ứng viên khác mà uy tín của họ cũng ảnh hưởng ít nhiều.
Xem ứng viên là khách hàng “hạng 2”
Về cơ bản, nội dung một cuộc phỏng vấn tuyển dụng thường gồm các câu hỏi chính như kinh nghiệm làm việc, lý do nghỉ việc và vì sao ứng viên chọn công việc mới này. Điều khác biệt chủ yếu chính là người phỏng vấn, khả năng giao tiếp của họ quyết định một nửa sự thành công của cuộc phỏng vấn. Nghĩa là, nếu họ có khả năng khai thác thông tin từ ứng viên thì đó được xem là cuộc phỏng vấn thành công và ngược lại, đó là sự thất bại.
Thất bại ở đây không mang ý nghĩa thắng thua mà chính là hình ảnh của doanh nghiệp bị phá vỡ bởi người phỏng vấn. Thái độ trịch thượng, coi thường ứng viên; đưa ra các câu hỏi không mang tính chất khai thác thông tin mà nhằm hạ thấp năng lực của người được phỏng vấn; người phỏng vấn không có kiến thức hoặc hiểu biết về vị trí mà ứng viên đang ứng tuyển... tất cả những vấn đề này đều gây cho ứng viên cảm giác phí thời gian vì đã nộp đơn vào một doanh nghiệp không xứng đáng.
“Quên” phản hồi
Trên lý thuyết, các doanh nghiệp sẽ gửi email thông báo chung đến các ứng viên không được chọn sau cuộc phỏng vấn. Nhưng vì nhiều lý do nên doanh nghiệp không thể thực hiện và chỉ thông báo kết quả cho ứng viên được chọn. Hầu hết các ứng viên đều tự hiểu sau một thời gian nhất định mà không có liên lạc từ doanh nghiệp nghĩa là mình đã không được chọn.
Một số ứng viên chọn cách chủ động liên lạc trực tiếp để hỏi kết quả phỏng vấn. Thay vì đưa ra câu trả lời chính xác, một số doanh nghiệp cứ hẹn đi hẹn lại với ứng viên khiến họ chờ đợi và hy vọng. Hành động này không chỉ gây ra sự mệt mỏi và thất vọng cho ứng viên mà còn cho thấy sự thiếu trách nhiệm của nhà tuyển dụng với những người đã dành thời gian đến dự phỏng vấn.
Từ chối vào phút cuối
Khi gửi offer letter (thư mời nhận việc) đến ứng viên, đó là lời hứa, là lời cam kết về những quyền lợi, nghĩa vụ mà nhà tuyển dụng có thể đem đến cho ứng viên và việc hai bên cùng ký vào thư này đồng nghĩa với sự đồng ý cùng hợp tác với nhau.
Nếu có trường hợp ứng viên từ chối nhà tuyển dụng sau khi nhận “offer letter” vì họ nhận được một việc làm khác hấp dẫn hơn thì cũng có trường hợp ngược lại là nhà tuyển dụng “bỏ rơi” ứng viên. Lý do thật sự ít được công khai, thông thường chỉ là những lý do chung chung nhưng đây là cơn “ác mộng” với ứng viên bởi họ đã xin nghỉ việc công ty cũ. Quá trình tuyển dụng đòi hỏi không ít thời gian và chi phí nên việc nhà tuyển dụng từ chối mà không có lý do thỏa đáng sẽ khiến ứng viên nghi ngờ về sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp đó.
Không phải mọi quyết định của doanh nghiệp đều phải được công khai cặn kẽ, trình bày chi tiết cho ứng viên hiểu vì còn liên quan đến tính bảo mật, các mối quan hệ khác trong thương trường. Thế nhưng, khi ứng viên chọn doanh nghiệp để ứng tuyển nghĩa là ứng viên có sự tín nhiệm đối vối doanh nghiệp. Đừng để sự tín nhiệm đó mất đi, thậm chí tiếng xấu còn lan truyền trong cộng đồng nhân sự khiến cho uy tín của doanh nghiệp đi xuống không hồi kết.
Mừng Mẫn
Bí quyết tuyển dụng - Cẩm nang khác
- Ứng viên từ chối thư mời làm việc, bạn nên làm gì?
- 5 lỗi giao tiếp kém khiến bạn dễ đánh mất ứng viên
- Nâng cao kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng: 9 sai lầm nên tránh
- Cách ứng xử thông minh đối với ứng viên thiếu chuyên nghiệp
- 4 câu hỏi tình huống hay giúp xác định ứng viên tiềm năng nhất
- JD là gì? Cách viết JD hiệu quả và chất lượng
- Đánh giá trí thông minh cảm xúc của ứng viên như thế nào?
- Phỏng vấn nhân viên kinh doanh, nên chú ý điều gì?
- Kinh nghiệm tuyển dụng: 10 điều bạn cần tự hỏi trước khi quyết định
- Cách viết thư mời phỏng vấn chuẩn nhất, bạn đã biết chưa?
- Cách viết thư từ chối ứng viên chuyên nghiệp và tinh tế
- 8 câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng hiệu quả
- 8 điều nên trả lời trước khi quyết định tuyển dụng nhân sự
- 9 kỹ năng tuyển dụng cần hoàn thiện để thành công trong năm mới
- 7 điều khiến ứng viên thích quy trình tuyển dụng nhân sự của bạn
- 5 câu hỏi phỏng vấn hành vi giúp đánh giá ứng viên hiệu quả
- 5 cách giúp ứng viên cởi mở và chân thành hơn khi phỏng vấn
- 5 điều nên hỏi khi sàng lọc ứng viên qua điện thoại
- Dấu hiệu cho thấy bạn đang mất ứng viên tiềm năng
- 5 câu hỏi phỏng vấn tiết lộ đạo đức làm việc của ứng viên
- 5 câu hỏi phỏng vấn giúp tìm ra người có tinh thần đồng đội
- Những sai lầm thường gặp khi kiểm tra người tham khảo
- 6 điều cần nhớ khi phỏng vấn sinh viên mới ra trường
- 4 lí do quy trình tuyển dụng của bạn không “hút” được nhân tài
- 4 điều ứng viên mong muốn trong quá trình phỏng vấn
- 7 sai lầm khi đăng tuyển dụng online cần tránh bằng mọi giá
- 6 bí quyết giúp tìm nhân viên bán thời gian hiệu quả
- 7 điều cần xem xét khi tuyển sinh viên mới tốt nghiệp
- 4 lỗi cần tránh trong mô tả công việc để thu hút ứng viên
- 7 kiểu ứng viên cần cân nhắc khi tuyển dụng
- 5 bí kíp giúp ứng viên thoải mái khi phỏng vấn
- 6 sai lầm phổ biến trong quá trình tuyển dụng
- 5 lợi ích khi nhân viên tham gia vào quá trình tuyển dụng
- Làm mới 4 câu hỏi để buổi phỏng vấn hiệu quả hơn
- Người tham chiếu là gì? 8 điều về ứng viên bạn nên hỏi người tham chiếu
- Ưu và nhược điểm khi tuyển dụng ứng viên do nhân viên giới thiệu
- Tuyển nhân sự mới - Bài toán khó cho startup (Kỳ 1)
- Tuyển dụng trực tuyến cần gì để đạt hiệu quả cao nhất?
- Nhà tuyển dụng cần lưu ý gì cho buổi phỏng vấn thành công?
- Nhà tuyển dụng sử dụng mạng xã hội: Làm thế nào để tạo kết nối với các ứng viên?
- 7 Cách Cải Thiện Chiến Lược Tuyển Dụng Hiệu Quả
- Phỏng Vấn Qua Skype Và Những Lợi Ích Tuyệt Vời Đáng Để Thử
- Cách để thoát khỏi sự rập khuôn trong buổi phỏng vấn?
- Khi ứng viên không hoàn hảo như trong hồ sơ của họ
- Những lời khuyên hữu ích dành cho nhà tuyển dụng
- Làm thế nào để kiểm tra kỹ năng mềm khi phỏng vấn ứng viên?
- 5 bí quyết giúp các doanh nghiệp nhỏ tổ chức các buổi phỏng vấn xin việc
- Bí quyết để chuẩn bị một buổi phỏng vấn tốt
- Các phương thức tuyển dụng mà một chuyên viên nhân sự nên biết
- 5 cách để chủ động tìm kiếm ứng viên phù hợp
- Làm thế nào để nhà tuyển dụng sàng lọc hồ sơ xin việc hiệu quả?
- Làm thế nào để cải thiện kỹ năng phỏng vấn ứng viên?
- Các kiểu phỏng vấn cơ bản và cách thực hiện một buổi phỏng vấn
- Làm thế nào để lựa chọn được ứng viên tốt nhất?
- 8 chiến lược nhà tuyển dụng nên áp dụng trong phỏng vấn tuyển dụng
- Những chuẩn bị trong quá trình phỏng vấn nhà tuyển dụng cần biết
- Những điều cần tránh khi tuyển dụng nhân sự
- Làm thế nào để ứng viên tài năng đồng ý với lời mời của công ty bạn?
- Bí quyết để tuyển dụng nhân sự hiệu quả và tiết kiệm
- Làm thế nào để nhận biết một CV thiếu chuyên nghiệp?
- Tuyền dụng hiệu quả - Câu hỏi phỏng vấn tìm ra được khả năng và kĩ năng của ứng viên
- Những sai lầm dễ mắc phải trong quy trình tuyển dụng nhân sự
- Làm thế nào để đưa một lời đề nghị ứng viên không thể từ chối?
- Câu hỏi phỏng vấn trong bối cảnh tuyển dụng việc làm ngày nay
- Câu hỏi phỏng vấn mang lại lợi ích cho công ty và ứng viên
- Doanh nghiệp nhỏ: Sử dụng đúng câu hỏi khi phỏng vấn
- Làm thế nào để tuyển đúng người làm được việc
- Bí quyết để có việc phỏng vấn việc làm như buổi “hẹn hò”
- 5 cách để tuyển dụng được những ứng viên tốt nhất
- Cách thức phỏng vấn sinh viên và những ứng viên cấp thấp
- Xác định mức lương chi trả cho 1 vị trí tuyển dụng
- Họp đánh giá ứng viên sau buổi phỏng vấn ứng viên
- Tuyển dụng nhân sự: Nhìn nhận gì từ những mẫu mô tả công việc
- Những câu hỏi phỏng vấn hay nhất nên hỏi
- 9 câu hỏi kiểm tra tính cách ứng viên trong buổi phỏng vấn
- 5 điều cần thiết tạo ra mẫu mô tả công việc phù hợp
- Đàm phán lương: Người giỏi mong muốn điều gì?
- Làm thế nào để trả lương nhân viên theo dự án hoặc thời vụ hợp lý?
- 3 tình huống mẫu để chọn lựa ứng viên phù hợp nhất
- Làm thế nào để tuyển nhân viên có kỹ năng làm việc nhóm?
- Trả lương cho nhân viên thế nào sau đề xuất xin tăng lương?.
- 10 lời khuyên vàng để tuyển dụng ứng viên
- Kế hoạch phỏng vấn ứng viên sắp trở thành lãnh đạo "kế nhiệm"
- Cách thức phỏng vấn sinh viên mới ra trường hiệu quả